Xe ô tô hao nước làm mát: nguyên nhân và cách khắc phục chi tiết

Xe ô tô hao nước làm mát là tình trạng không mấy xa lạ đối với những ai đã sử dụng xe lâu năm. Đây là dấu hiệu cho thấy rằng, hệ thống làm mát đang gặp trục trặc cần phải được kiểm tra và xử lý.

nguyên nhân khiến xe ô tô hao nước làm mát

Bởi khi nước làm mát hao hụt quá nhanh, sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận hành của xe ô tô, hay thậm chí còn có thể dẫn đến cháy nổ nếu như di chuyển trong điều kiện thời tiết nắng nóng!

Vậy có những nguyên nhân nào khiến xe ô tô hao hụt nước làm mát? Nó ảnh hưởng như thế nào? Cách khắc phục ra sao?… Hãy cùng Agmworkshop.vn tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé.

Nguyên nhân khiến ô tô hao nước làm mát là gì?

vì sao ô tô bị hết nước làm mát

Nguyên nhân làm cho ô tô bị hao nước làm mát là khá nhiều! Nước làm mát đảm nhận vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều hòa nhiệt độ cho động cơ, cũng như những bộ phận khác trên xe. Theo thời gian sử dụng, hệ thống điều hòa có thể xảy ra những vấn đề như tắc nghẽn, rò rỉ… và hư hỏng (1).

Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, hệ thống làm mát hoạt động trên một chu trình tuần hoàn khép kín, nên tình trạng hao hụt gần như không đáng kể. Trong 2 – 3 năm đầu sử dụng, nước làm mát chỉ bị hao hụt một phần nhỏ. Nên nếu như bạn nhận thấy sự hao hụt nước làm mát bất thường, thì cần phải mang xe đi kiểm tra và sửa chữa.

Nguyên nhân khiến nước làm mát bị hao hụt nhanh, có thể là do các đường ống dẫn hoặc vị trí khúc nối xiết bằng cổ dê đã bị thủng, nứt, phồng. Tuy nhiên, người dùng rất khó để phát hiện ra được do sự rò rỉ này ở vị trí sâu bên trong khoang máy.

nguyên nhân ô tô bị hao hụt nước làm mát

Thanh tản nhiệt cũng có thể bị hỏng sau một thời gian dài két nước hoạt động, từ đó dẫn đến tình trạng hao hụt nước làm mát. Bên cạnh đó, trong quá trình sử dụng xe, bộ phận này cũng có thể bị thủng do sỏi đá văng vào. Ngoài ra, nắp két nước bị hở hoặc hư hỏng cũng có thể khiến két nước bị bay hơi và làm cho ô tô hao nước làm mát.

Trong động cơ ô tô, gioăng quy lát là chi tiết đảm nhận nhiệm vụ làm kín các khe hở của mặt và thân máy. Nếu như gioăng quy lát hỏng, nước làm mát sẽ thông sang buồng dầu hoặc đi vào buồng đốt.

Xylanh của động cơ bị nứt cũng sẽ khiến nước làm mát nhanh hao hụt hơn. Trong trường hợp này, chủ xe cần mang xe đến các gara sửa chữa ô tô để được kiểm tra và sửa chữa.

Hậu quả của việc xe ô tô hao nước làm mát

hậu quả ô tô bị hao nước làm mát

Hệ thống làm mát đảm nhận vai trò điều tiết và giữ nhiệt độ động cơ luôn ở mức nhiệt độ phù hợp. Khi nước làm mát lọt vào buồng đốt, động cơ sẽ xuất hiện tình trạng rung giật và khó khởi động hơn.

Ngoài ra, xe ô tô bị hao hụt nước làm mát sẽ khiến phương tiện xuất hiện mùi khét khi vận hành, xe bốc khói, ì hoặc chết máy đột ngột. Điều này xảy ra do nhiệt độ của động cơ tăng cao quá mức cho phép, nước làm mát nhanh bị cạn và khiến phớt dễ bị cháy.

Thậm chí, mức nhiệt độ của động cơ tăng cao có thể khiến máy bị bó, mặt quy lát bị cong vênh và gioăng cao su cửa bị hỏng. Nghiêm trọng hơn có thể sẽ khiến nước tràn vào pittong, khiến động cơ bị hư hỏng và gãy tay biên, khiến phải sửa máy ô tô cấp lơn.

Cách xử lý khi ô tô hao hụt nước làm mát nhanh

cách xử lý ô tô bị hụt nước làm mát

Để hạn chế tình trạng hư hỏng do ô tô hao nước làm mát, chủ xe cần thường xuyên kiểm tra mực nước để sớm phát hiện, từ đó đưa ra phương án xử lý phù hợp.

Theo đó, trước mỗi chuyến hành trình thì chủ xe nên mở nắp capo và kiểm tra bình nước phụ, mực nước duy trì ở giữa vạch Max và Min là tốt nhất. Nếu như mực nước thấp dưới vạch Min thì chủ xe cần bổ sung luôn.

Trong quá trình sử dụng xe, chủ xe nên thường xuyên quan sát kim báo nhiệt độ động cơ. Nếu kim nhiệt chỉ sang mức “Hot”, thì bạn nên dừng xe lại và mở nắp capo để hạ nhiệt động cơ. Sau đó, hãy kiểm tra hệ thống để xác định nguyên nhân dẫn đến sự tăng nhiệt độ quá mức này.

Để đảm bảo an toàn cho động cơ, chủ xe nên sử dụng các loại nước làm mát chuyên dụng. Trên thị trường hiện nay, có 4 loại nước làm mát chính. Theo đó, chủ xe có thể dựa vào thành phần hóa học để lựa chọn loại nước làm mát phù hợp với chiếc xe của mình.

Cụ thể 4 loại nước làm mát thường được sử dụng nhất là:

  • Nước làm mát màu xanh lá (loại LLC).
  • Nước làm mát màu đỏ (loại LLC).
  • Nước làm mát màu xanh dương (loại SLLC).
  • Nước làm mát màu hồng (loại SLLC).

Tùy thuộc vào từng dòng xe mà chi phí thay thế nước làm mát sẽ khác nhau. Để tối ưu chi phí, chủ xe nên tìm cho riêng mình một trung tâm bảo dưỡng ô tô uy tín để được kiểm tra và sửa chữa ngay khi xe xuất hiện tình trạng ô tô hao nước làm mát.

> Tìm hiểu thêm: nguyên nhân ô tô bị nóng máy

Hướng dẫn thay nước làm mát cho xe ô tô

hướng dẫn thay nước làm mát cho xe ô tô

Thay nước làm mát định kỳ sẽ giúp hệ thống làm mát hoạt động hiệu quả. Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, chủ xe nên thay nước làm mát khi xe vận hành được 40.000 – 50.000km, hoặc sau 4 – 5 năm sử dụng,

Tùy vào điều kiện di chuyển mà chủ xe cần phải bổ sung hoặc thay nước làm mát sớm hơn, nhằm đảm bảo khả năng vận hành của động cơ.

Để tiết kiệm chi phí cũng như thời gian, chủ phương tiện có thể tự thay nước làm mát theo các bước sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ để thay nước làm mát

Các dụng cụ cần để thay nước làm mát ô tô gồm có: dung dịch nước làm mát mới, nước sạch, tua vít, phễu đổ nước, chậu dùng để xả nước làm mát cũ, đèn pin, trang phục bảo hộ (găng tay và kính).

Trước khi thay, chủ xe cần tắt máy và chờ động cơ ngoại hẳn.

Bước 2: Xả bỏ nước làm mát cũ trong hệ thống

Sau khi động cơ đã nguội, bạn hãy mở nắp bình tản nhiệt, sau đó đặt sẵn chậu phía dưới đáy bình tản nhiệt và mở nắp thoát nước ra.

Bước 3: Vệ sinh bình bằng nước sạch

Khi nước làm mát cũ đã chảy ra hết, bạn hãy đóng lỗ thoát nước và châm nước sạch để tiến hành súc rửa bình tản nhiệt. Theo đó, hãy đổ đầy nước lọc và đập nắp bình lại. Tiếp đến hãy khởi động xe và chạy ở chế độ không tải, để xe chạy khoảng 5 phút để nước luân chuyển trong hệ thống làm mát.

Để đảm bảo hệ thống làm mát được vệ sinh sạch sẽ nhất, bạn nên thực hiện công đoạn này 2 lần. Cuối cùng là xả sạch toàn bộ lượng nước bẩn đã vệ sinh trong bình tản nhiệt ra bên ngoài.

Bước 4: Châm nước làm mát mới vào hệ thống

Sau khi đã vệ sinh sạch sẽ bình chứa, bạn hãy tiến hành pha hỗn hợp nước làm mát ô tô mới. Lưu ý hãy đọc kỹ hướng dẫn pha chế và sử dụng dung dịch trước khi thực hiện.

Sau đó, đổ hỗn hợp nước làm mát đã pha chế xong vào bình chứa chính và phụ.

Bước 5: Khởi động động cơ

Hãy khởi động động cơ và chạy ở chế độ không tải, cho tới khi bình nhiệt sủi bọt khí và nước làm mát đã rút bớt. Trong quá trình thực hiện, bạn hãy theo dõi kim chỉ nhiệt để chắc chắn rằng nhiệt độ luôn ở mức tiêu chuẩn.

Bước 6: Châm thêm nước vào bình chính và bình phụ

Sau khi nước làm mát đã rút xuống, hãy tiếp tục châm đầy cả hai bình.

Bước 7: Xử lý chất thải theo quy định

Khi đã hoàn tất, hãy sử dụng phễu để gom nước làm mát cũ và xử lý theo quy định.

Trên đây là một số thông tin về Nguyên nhân khiến xe ô tô hao nước làm mát và cách khắc phục. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã có thêm những thông tin hữu ích dành cho bản thân.

gara chuyên sửa máy ô tô uy tín

Còn nếu như bạn đang còn bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào liên quan đến sửa chữa ô tô, bạn có thể liên hệ với ARC Workshop để được tư vấn và giải đáp miễn phí. Chúc các bạn lái xe an toàn!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

icon back to top