Má phanh ô tô: Thời điểm thay và cách thay thế chi tiết nhất

Có tên khác là bố thắng, má phanh ô tô là bộ phận quan trọng không thể thiếu thuộc hệ thống phanh xe ô tô. Chúng đảm nhận nhiệm vụ tiếp xúc với phần quay của phanh, từ đó tạo ra lực ma sát để giảm tốc độ quay của bánh xe.

Khi bộ phận này bị mòn sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu năng của hệ thống phanh. Nếu như nhận thấy đèn báo lỗi phanh ABS sáng, cảm giác đạp nhanh nhẹ, không ăn… thì có thể má phanh xe đã bị mòn. Lúc này, chủ xe cần kiểm tra và thay mới má phanh để đảm bảo tính an toàn khi sử dụng xe. Xem chi tiết cùng gara sửa gầm ô tô uy tín chúng tôi!

I. Những nguyên nhân khiến má phanh ô tô nhanh chóng xuống cấp

Những nguyên nhân khiến má phanh ô tô nhanh chóng xuống cấp

Trong quá trình sử dụng xe, do má phanh phải liên tục chịu lực ma sát nên dần sẽ bị hao mòn theo thời gian. Vậy nên, để đảm bảo tính an toàn khi sử dụng, các nhà sản xuất ô tô luôn khuyến cáo người dùng cần phải kiểm tra và thay mới má phanh đúng định kỳ.

Ngoài ra, nếu như người lái sử dụng phanh không đúng cách hoặc cũng có thể hệ thống phanh xảy ra các lỗi hư hỏng, khi không sớm khắc phục thì cũng sẽ khiến má phanh nhanh chóng bị hao mòn.

Dưới đây, AGM Workshop sẽ nêu lên những nguyên nhân khiến má phanh nhanh bị mòn hơn so với thông thường để bạn đọc đúc kết được kinh nghiệm khi sử dụng xe:

1. Phanh không được vệ sinh và bảo dưỡng định kỳ:

Nếu như cụm phanh luôn ở trong tình trạng bẩn và không được bảo dưỡng định kỳ, má phanh sẽ nhanh mòn hơn rất nhiều.

2. Va chạm khiến đĩa phanh biến dạng:

Khi xảy ra va chạm, đĩa phanh rất dễ bị biến dạng. Nếu tình trạng này không sớm được khắc phục, má phanh ô tô cũng rất nhanh bị mòn hoặc vỡ do đĩa phanh xoay tròn không đều.

3. Gỉ sét ắc suốt phanh:

Khi lớp gioăng cao su bọc bị rách, thủng… ắc suốt phanh có thể bị gỉ sét. Điều này khiến ắc suốt không thể quay về đúng thời điểm pittong tác động lực khi phanh, khiến má phanh bị ảnh hưởng.

4. Bàn đạp chân phanh ngắn:

Đây cũng là một trong số những nguyên nhân khiến má phanh xe ô tô nhanh hao mòn. Bởi nếu như bàn đạp chân phanh ngắn sẽ khiến phanh nhạy hơn, từ đó mà phanh dễ bị ghì chặt vào đĩa phanh nên sẽ nhanh mòn hơn.

5. Nước lọt vào phanh:

Má phanh sẽ bị nở ra nếu như có nước lọt vào bên trong. Hoặc khi dầu phanh bị lẫn nước vào có thể dẫn tới nhiều vấn đề hư hỏng ở má phanh nói riêng và toàn bộ hệ thống phanh nói chung.

Phanh không được vệ sinh và bảo dưỡng định kỳ

II. Thời điểm nào cần thay bố thắng ô tô?

Theo khuyến cáo từ nhà sản xuất, các chủ xe nên kiểm tra và thay mới má phanh ô tô sau mỗi 50.000 – 80.000 km, hoặc sau 2 năm/lần. Tuy nhiên, nếu hệ thống phanh xe liên tục hoạt động với cường độ cao, thì má phanh có thể sẽ nhanh mòn hơn và bạn cần linh động hơn trong việc kiểm tra và thay mới má phanh.

Vậy nên, rất khó để xác định được chính xác thời điểm cần phải thay mới má phanh cho xe ô tô cụ thể. Bởi nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như chế độ bảo dưỡng hệ thống phanh, điều kiện vận hành và tình trạng thực tế của má phanh.

Thời điểm nào cần thay bố thắng ô tô?

III. Những cách để nhận biết má phanh đã mòn

Có khá nhiều cách để kiểm tra độ mòn của bố thắng. Theo đó, bạn có thể quan sát xem chiếc xe của mình có xuất hiện những dấu hiệu sau đây hay không:

  • Xe xuất hiện những âm thanh lạ khi phanh: Trong khi phanh, nếu xe phát ra những âm thanh lạ thì khả năng cao má phanh đã bị mòn. Những tiếng kêu này thường sẽ có âm thanh là “ken két” hoặc “kin kít”.
  • Xe bị lệch về một bên khi phanh: Trong khi đạp phanh, nếu bạn nhận thấy chiếc xe có xu hướng lệch về một bên trái hoặc phải, thì khả năng cao má phanh xe đã bị mòn.
  • Rung vô lăng khi phanh: Nếu vô lăng bị rung khi phanh thì cũng có thể là má phanh đã mòn.
  • Phanh xe không ăn: Có khá nhiều nguyên nhân khiến phanh xe ô tô không ăn. Trong đó, nguyên nhân thường gặp nhất là do má phanh đã mòn.
  • Đèn cảnh báo lỗi phanh sáng: Các mẫu xe ô tô đời mới hiện nay đa phần đều được trang bị hệ thống cảm biến và cảnh báo phanh. Khi má một trong số các má phanh ô tô bị mòn quá mức tiêu chuẩn, thì đèn cảnh báo lỗi phanh sẽ sáng trên bảng taplo.

Những cách để nhận biết má phanh đã mòn

IV. Hướng dẫn thay mới má phanh xe ô tô

Quy trình thay mới má phanh không quá phức tạp, bạn cũng có thể tự thực hiện thay má phanh cho chiếc xe của mình ngay tại nhà nếu có đầy đủ dụng cụ cần thiết.

Trình tự thay má phanh xe ô tô như sau:

Bước 1: Tháo bánh xe và mở cụm piitong phanh xe

Đầu tiên, bạn hãy sử dụng kích ô tô để nâng xe lên và sau đó tháo rời bánh xe ra. Sau đó tiếp tục tiến hành tháo cụm pittong phanh để tháo má phanh ra.

Bạn sẽ thấy 2 chụp cao su được úp vào 2 bulong ắc thắng nằm ở mặt sau của kẹp phanh, hãy tháo 2 bulong này và sử dụng vít nậy cụm pittong ra khỏi cụm phanh.

Bước 3: Tháo má phanh cũ – lắp má phanh ô tô mới

Khi đã mở được cụm pittong, bạn hãy tiếp tục mở má phanh cũ ra để thay má phanh mới vào. Hãy lưu ý quan sát thứ tự mở má phanh, đặc biệt là các phe cài để có thể dễ dàng lắp má phanh mới.

Bước 4: Ép pittong phanh

Độ dày của má phanh cũ và má phanh mới là khác nhau, nên khi lắp má phanh mới sẽ khó vào vị trí pittong hơn. Bạn hãy sử dụng cảo pittong và nén pittong trở lại vị trí ban đầu, để má phanh mới có thể vào khớp với phanh.

Bước 5: Lắp lại cụm pittong và bánh xe

Lắp lại piston theo đúng cơ cấu phanh, tra thêm dầu vào bu-lông ắc suốt phanh. Cuối cùng lắp lại bánh xe.

Sau khi đã hoàn tất việc thay má phanh mới, bạn hãy đạp phanh để phanh mới có đủ áp suất và cuối cùng là chạy thử xe để kiểm tra tình trạng hoạt động của hệ thống phanh.

Trên đây là một số thông tin về má phanh ô tô mà các bác tài cần biết. Hy vọng qua bài viết mà Tuning chia sẻ, bạn đọc đã có thêm những thông tin hữu ích dành cho bản thân.

> Xem thêm: Vì sao ô tô dễ lật

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

icon back to top