Hư hỏng bơm trợ lực lái: Nguyên nhân, cách kiểm tra, quy trình xử lý, chi phí ước tính

Hư hỏng bơm trợ lực lái sẽ làm cho việc cung cấp áp lực dầu cần thiết tới hệ thống hỗ trợ lực lái thủy lực để hệ thống không thể vận hành. Do áp suất dầu được cung cấp không đủ khiến hệ thống không thể hoạt được được bình thường, vì vậy mà làm cho bạn điều khiển volang trở nên khó khăn.

nguyên nhân hư hỏng bơm trợ lực lái ô tô

Để giúp bạn đọc có thêm kinh nghiệm trong việc chăm sóc và bảo vệ bơm trợ lực ô tô, gara chuyên sửa thước lái ô tô chúng tôi sẽ chia sẻ một số thông tin về nguyên nhân và cách khắc phục khi hệ thống bơm trợ lực ô tô hư hỏng ngay sau đây!

Những hư hỏng thường gặp trên bơm trợ lực lái

Do được cấu tạo và làm việc trong điều kiện đặc thù, nên hệ thống bơm trợ lực tay lái ô tô (1) khá thường xuyên hư hỏng bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số những nguyên nhân khiến bơm trợ lực hư hỏng mà AGM Workshop thường gặp:

  • Vòng bi, phớt cao su làm kín bị rách, mòn hoặc hóa cứng.
  • Vòng bị bị mòn, nứt vỡ do hoạt động trong thời gian dài.
  • Roto cánh gạt và lòng thân bơm bị mòn, xước.
  • Van lưu lượng bị mòn, lò xo bị gãy khiến tác dụng trợ lực lái tay lái đi mất đi.
  • Dây đai dẫn động bị trùng.
  • Dầu trợ lực thiếu hoặc hết.

Nguyên nhân hỏng bơm trợ lực lái, kêu

vì sao hỏng bơm trợ lực tay lái

Bơm trợ lực hệ thống lái ô tô có nhiệm vụ tạo áp suất dầu để hỗ trợ vô lăng đánh lái nhẹ nhàng. Khi phát ra tiếng kêu bất thường, thường bắt nguồn từ một số nguyên nhân như:

  • Dầu trợ lực bị cạn hoặc bẩn: Dầu cũ mất độ nhớt, chứa cặn gây ma sát trong bơm, khiến phát ra tiếng hú, gào khi đánh lái.
  • Bơm bị mòn cánh, mòn trục: Khi các chi tiết trong bơm xuống cấp, độ kín không đảm bảo, dầu bơm không đủ áp, tạo tiếng ồn.
  • Dây curoa bơm trợ lực trùng hoặc mòn: Dây trượt khi tải nặng khiến bơm quay yếu, kêu rít khi đánh lái.
  • Hệ thống có bọt khí: Do hở đường ống hoặc không được xả khí sau thay dầu – gây xào xào, ù ù khó chịu.

Cần kiểm tra chính xác để phân biệt tiếng kêu là do bơm trợ lực lái, do trục lái hay do các chi tiết gầm khác.

Dấu hiệu bơm trợ lực tay lái yếu

bơm trợ lực lái bị yếu

Bơm trợ lực yếu khiến việc điều khiển xe trở nên nặng và mất an toàn, nhất là khi đánh lái ở tốc độ thấp. Các dấu hiệu phổ biến:

  • Vô lăng nặng bất thường khi đánh lái, nhất là khi dừng xe hoặc quay đầu.
  • Tiếng hú, gào phát ra từ khoang máy khi xoay vô lăng.
  • Dầu trợ lực đổi màu đen, có mùi khét, hoặc thấy bọt khí trong bình dầu.
  • Phản hồi vô lăng kém chính xác, cảm giác lái chậm trễ, thiếu linh hoạt.

Nếu không khắc phục sớm, bơm trợ lực lái yếu có thể làm hỏng cả hệ thống lái và gây nguy hiểm khi vận hành xe.

Bao lâu thì nên kiểm tra và bảo dưỡng bơm trợ lực ô tô

bảo dưỡng bơm trợ lực ô tô

Theo khuyến cáo từ nhiều hãng xe và kinh nghiệm thực tế khi sửa chữa ô tô trên nhiều dòng xe, các bạn có thể làm theo các khuyến cáo sau:

  • Kiểm tra dầu trợ lực định kỳ mỗi 10.000 – 20.000km.
  • Thay dầu trợ lực sau 40.000 – 60.000km, tùy điều kiện sử dụng và chất lượng dầu.
  • Xả khí hệ thống và vệ sinh bình dầu khi thấy hiện tượng nặng lái hoặc tiếng hú nhẹ.
  • Bảo dưỡng hoặc kiểm tra bơm trợ lực khi có dấu hiệu bất thường về tiếng kêu, lực đánh lái hoặc rò rỉ dầu.

Bảo trì đúng hạn không chỉ kéo dài tuổi thọ bơm mà còn giúp hệ thống lái hoạt động an toàn, ổn định.

Hướng dẫn kiểm tra hư hỏng bơm trợ lực lái

kiểm tra bơm trợ lực lái xe hơi

Bạn có thể kiểm tra tình trạng bơm trợ lực xe ô tô thông qua 7 bước sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị một đồng hồ đo áp suất, sau đó lắp trên đường dầu ra và chạy xe ở chế độ không tải để đo áp suất đầu ra. Nếu như áp suất đầu ra lớn hơn 70kg/cm2 thì có nghĩa rằng bơm vẫn hoạt động bình thường. Còn nếu áp suất thấp hơn 70kg/cm2 thì nghĩa là bơm đang hoạt động không đúng thông số kỹ thuật.

Bước 2: Tháo bơm áp suất ra, sau đó tháo rời từng bộ phận và đặt chúng trên ở một vị trí sạch để tiến hành vệ sinh toàn bộ các chi tiết.

Bước 3: Sử dụng thiết bị chuyên dụng như đồng hồ so, panme… để kiểm tra từng chi tiết của bơm trợ lực.

Bước 4: Sử dụng căn lá để đo quãng hở giữa cánh gạt và rãnh trên thân roto – giữa roto và lòng thân bơm. Khe hở tiêu chuẩn là phải nhỏ hơn hoặc bằng 0.036 mm.

Bước 5: Dùng thước kẻ để đo chiều dài (lực căng) của lò xo. Chiều dài tiêu chuẩn của lo xò phải trong khoảng 33 – 34 mm.

Bước 6: Kiểm tra van điều áp. Dùng tay bịt một lỗ trên thân van lại, lỗ kia cho dòng khí nén có áp suất vào để xem xem dòng khí nén có lọt qua lỗ hay không. Nếu lọt qua thì có nghĩa rằng van điều áp bị yếu.

Bước 7: Kiểm tra phớt chắn dầu, nắp bơm, trục bơm.

Xác định xem có hư hỏng bơm trợ lực lái trên bộ phận nào hay không và đưa ra kết luận để sửa chữa hoặc thay thế.

Phương pháp sửa chữa bơm trợ lực lái

Sau khi đã hoàn tất quá trình kiểm tra, bạn hãy bắt đầu tiến hành khắc phục các lỗi trên bơm như sau:

Nếu như bơm đã quá cũ, lâu chưa được vệ sinh hay bảo dưỡng mà xuất hiện dấu hiệu hư hỏng nặng, thì tốt hơn hết bạn nên thay mới. Còn nếu như những bộ phận dưới đây hư hỏng khiến bơm trợ lực hoạt động kém hiệu quả, bạn có thể phục hồi hoặc thay thế các chi tiết nhỏ:

  • Nắp thân bơm bị nứt vỡ nhỏ thì có thể hàn gia công.
  • Trục cong có thể nắn lại bằng các dụng cụ chuyên dụng.
  • Lò xo yếu thì nên thay mới.
  • Puli nứt vỡ cũng nên thay mới.
  • Van mòn thì có thể rà lại bằng bột mịn.
  • Ống dẫn dầu tắc do bẩn thì vệ sinh và thổi sạch bằng vòi nén khí.
  • Lòng thân bơm bị xước thì mài lại và thay roto mới để đảm bảo rằng khe hở nhỏ hơn hoặc bằng 0.025 mm.
  • Ống dẫn bị thủng thì hàn đắp và gia công lại.
  • Vòng hỏng thì cần phải thay mới.

sửa bơm trợ lực hệ thống lái ô tô

Cách điều chỉnh bơm trợ lực tay lái sau khi lắp

Sau khi đã khắc phục toàn bộ các lỗi gặp phải trên bơm trợ lực lái, bạn cần phải lắp bơm lại trên bàn thử chuyên dụng để thử chạy theo chế độ chạy ghi trong điều kiện kỹ thuật

Hãy điều chỉnh van an toàn và dây dai dẫn động theo đúng tiêu chuẩn: van phải mở khi áp suất dầu đạt 110kg/cm2. Nếu áp suất chưa đạt hãy điều chỉnh lại.

Ấn vào giữa dây đai một lực khoảng 3 – 3.5k và kiểm tra độ võng của dây đai. Độ võng dây đai tiêu chuẩn phải từ 8 – 12mm, nếu không đạt thì cần điều chỉnh lại hoặc thay mới dây đây.

Chi phí sửa chữa – phục hồi và thay mới bơm trợ lực xe ô tô

chi phí sửa bơm trợ lực lái trên xe ô tô

Tùy vào mức độ hư hỏng mà các kỹ thuật viên sẽ đưa ra phương án phục hồi, sửa chữa hay thay thế. Và chi phí sửa bơm trợ lực phụ thuộc vào mức độ hư hỏng (nặng – nhẹ), dòng xe (phổ thông – cao cấp) và loại bơm (thủy lực hay điện tử). Ước tính:

Dịch vụChi phí tham khảo
Kiểm tra và vệ sinh bơm300.000 – 500.000đ
Sửa – phục hồi bơm trợ lực800.000 – 1.800.000đ
Thay mới bơm trợ lực chính hãng3.000.000 – 12.000.000đ

Địa chỉ kiểm tra và sửa chữa bơm trợ lực lái ô tô uy tín tại TP.HCM – AGM Workshop

gara chuyên sửa hệ thống lái ô tô

Khi bơm trợ lực tay lái gặp vấn đề, việc đưa xe đến đúng nơi chuyên sửa là yếu tố quyết định để tránh hỏng lan sang các bộ phận khác như thước lái, trục lái, bơm dầu… AGM Workshop tự hào là xưởng dịch vụ chuyên sâu trong lĩnh vực này tại TP.HCM:

  • Chuyên xử lý lỗi trợ lực lái trên các dòng xe châu Âu (Mercedes, BMW, Audi, Porsche…) và Nhật (Toyota, Lexus, Mazda…).
  • Trang bị máy đo áp suất chuyên dụng, máy xả khí hệ thống lái tự động – giúp chẩn đoán và xử lý triệt để lỗi bơm.
  • Kho phụ tùng bơm trợ lực đa dạng: Chính hãng, OEM, hàng tháo xe chất lượng cao – có sẵn để thay thế nhanh.
  • Quy trình rõ ràng, báo giá minh bạch, bảo hành chi tiết, khách hàng hoàn toàn yên tâm khi sửa chữa.
  • Cam kết: Phát hiện đúng bệnh – Sửa tận gốc.

Đặt lịch kiểm tra miễn phí ngay hôm nay bằng cách gọi hotline 0971100478 hoặc đến trực tiếp AGM Workshop tại Thủ Đức để được kiểm tra miễn phí.

Trên đây là một số thông tin về vấn đề hư hỏng bơm trợ lực lái trên xe ô tô. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã có thêm những thông tin hữu ích dành cho bản thân. Hoặc nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi nào liên quan tới sửa chữa ô tô, hãy liên hệ với AGM Workshop để được hỗ trợ và giải đáp miễn phí. Chúc các bạn lái xe an toàn!.

> Xem thêm: Nguyên nhân xe ô tô bị lật

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

icon back to top