Các lỗi thường gặp trên xe ô tô ở phần động cơ, hộp số có thể kể đến như rò rỉ dầu, lỗi ở hệ thống điều hòa thường là điều hòa mát không sâu, lỗi ở hệ thống điện là lỏng giắc cắm, chập/cháy cầu chì…
Ngành công nghiệp ô tô đang ngày càng phát triển, do đó những chiếc xe đời mới ngày nay đang ngày càng được nâng cấp và cải tiến để có khả năng vận hành bền nhất hơn trước kia rất nhiều. Tuy nhiên, chúng vẫn không thể tránh khỏi sự hao mòn và xuống cấp theo thời gian.
Trong đó, ở từng bộ phận đều sẽ có những lỗi đặc trưng rất thường hay xảy ra. Vậy đó là những lỗi gì? Hãy cùng chúng AGM Workshop tìm hiểu qua những lỗi thường hay gặp nhất trên từng bộ phận của xe ô tô, để từ đó có thêm những thông tin hữu ích để chăm sóc và bảo vệ chiếc xe của mình hiệu quả.
Lỗi thường gặp trên xe ô tô ở phần động cơ
Động cơ là bộ phận đảm nhận trực tiếp khả năng vận hành và hiệu suất hoạt động của chiếc xe. Tuy có tuổi thọ cực cao, nhưng do phải liên tục làm việc với tần suất cao, nên động cơ xe cũng sẽ gặp phải các lỗi hư hỏng như:
1. Động cơ đề không nổ máy
Có khá nhiều nguyên nhân khiến động cơ đề không nổ máy như:
- Bugi không thể đánh lửa.
- Hỏng bobin.
- Khe hở của bugi hoặc hai má bạch kim của bộ chia điện không đúng chuẩn.
- Má vít bộ chia điện bị cháy.
- Bơm nhiên liệu không hoạt động.
- Tắc bầu lọc nhiên liệu, ống dẫn nhiên liệu.
- Rơle của bộ chế hòa khí không hoạt động.
- Hệ thống phun xăng nhiễm nước, không khí.
- Bình ắc quy phóng điện.
- Tụ điện đang không làm việc…
2. Ô tô thường xuyên chết máy đột ngột
Xe ô tô chết máy đột ngột có thể sẽ dẫn đến những tình huống nguy hiểm. Do đó nếu chiếc xe của bạn cũng gặp phải tình trạng tương tự, bạn nên nhanh chóng mang xe đến các gara sửa chữa ô tô uy tín để được kiểm tra và xử lý.
Các nguyên nhân dẫn đến lỗi động cơ chết máy đột ngột có thể kể đến như:
- Hệ thống nhiên liệu bị tắc nghẽn.
- Dây cao thế của mobin bị lỏng.
- Rò rỉ đường ống dẫn nhiên liệu.
- Mất cân bằng áp suất trong bộ chế hòa khí.
- Mức nhiên liệu của buồng phao bộ chế hòa khí không chuẩn.
- Áp suất trong xylanh sụt giảm.
- Hệ thống đánh lửa quá sớm hoặc quá muộn…
3. Động cơ quá nóng và nóng bất thường
Động cơ quá nóng là một trong số những lỗi thường gặp trên xe ô tô nhiều nhất ở phần động cơ. Nguyên nhân thường hay gặp nhất đến từ hệ thống nước làm mát, hoặc do các nguyên nhân sau:
- Tắc két nước, hoặc bơm nước bị hỏng.
- Van hằng nhiệt trên két nước không hoạt động.
- Lắp đặt sai bộ phối khí.
- Thiết bị đánh lửa không hoạt động.
- Tay gạt điều chỉnh mức sấy nóng hòa khí đặt sai…
4. Lỗi động cơ hoạt động thiếu ở ổn, vòng tua máy thấp
Nguyên nhân dẫn đến lỗi này đa phần bắt nguồn từ hệ thống không tải của bộ chế hòa khí, có thể là do gioăng đệm giữa 2 mặt bộ chế hòa khí với ống nạp bị hỏng. Nguyên nhân khác có thể là do dây cao thế đặt không đúng thứ tự làm việc của động của, hoặc do bugi dính dầu, nước lọt vào xylanh.
5. Xe chạy không hết công suất
Nguyên nhân khiến động cơ chạy không hết công suất, có thể là do:
- Kim rơle chính bị sai vị trí.
- Độ mở của bướm ga không hết.
- Gioăng làm kín phần trên – giữa của bộ chế hòa khí hỏng.
- Bộ tiết kiệm của chế hòa khí hỏng hoặc không hoạt động.
- Khe hở nhiệt xupap không đúng.
- Xéc măng bị mòn lớn.
- Xupap bị cháy, hở.
- Mòn ống tiêu âm…
6. Động cơ xuất hiện tiếng gõ
Đây cũng là một trong số những lỗi thường gặp trên xe ô tô, đa phần xuất hiện trên những mẫu xe đã chạy được một thời gian dài. Nguyên nhân có thể là do:
- Bugi hỏng, hoặc sử dụng sai loại bugi.
- Khe hở xupap quá lớn.
- Pittong, chốt pittong, xylanh, ổ trục chính, ổ trục thanh truyền, bạc lót, mặt bích của trục cam quá mòn.
> Tham khảo: địa chỉ sửa máy ô tô uy tín
Lỗi thường gặp trên hộp số xe ô tô
Sau một thời gian dài hoạt động, hộp số ô tô cũng sẽ xuất hiện một số lỗi. Những hư hỏng ở hộp số sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình vận hành của xe, ảnh hưởng đến tính an toàn khi sử dụng xe.
Do đó, nếu nhận thấy một trong số những lỗi sau đây trên hộp số, bạn nên mang xe đi kiểm tra và xử lý sớm nhất có thể:
1. Xe chảy dầu hộp số
Nguyên nhân chính khiến hộp số ô tô chảy dầu, đa phần là do gioăng làm kín bị lão hóa, phớt bị cong vênh do va chạm mạnh.
2. Hộp số ô tô giảm độ nhạy
Một số dấu hiệu khi hộp số ô tô giảm độ nhạy như: xe bị trượt số, giảm số khó, không thể hoặc khó chuyển số…
- Đối với hộp số sàn, lỗi này có thể nhận biết thông qua sự ì của máy.
- Đối với hộp số tự động, bạn có thể cảm nhận sự kém nhạy rõ ràng nhất ở 2 chế độ D – Drive và P – Park.
3. Nước lọt vào hộp số
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, nên có lượng mưa lớn và độ ẩm cao, đồng thời khả năng thoát nước tại các thành phố lớn tương đối kém dẫn đến ngập. Do đó, hộp số ô tô rất dễ bị nước lọt vào. Còn nếu như xe chưa từng ngập nước, thì có thể là nước theo đường ống cắm thước thăm dầu lọt vào trong lúc rửa xe.
4. Ô tô vào số bị kêu
Đây là một trong số những lỗi thường gặp trên xe ô tô ở bộ phận hộp số. Nguyên nhân đa phần là do dầu hộp số đã cạn, hoặc đã biến chất. Với lỗi này, bạn có thể nhận thấy khi về N hoặc chuyển số (đặc biệt là số 1).
Ngoài ra còn do một số nguyên nhân khác như bộ đồng tốc bị mòn, hộp số bị đặt sai, bạc đạn bị mòn…
> Tham khảo: địa chỉ kiểm tra hộp số ô tô
Lỗi thường gặp trên điều hòa xe ô tô
Điều hòa ô tô cũng là một trong số những bộ phận dễ gặp phải hư hỏng trên xe ô tô. Không giống như những lỗi xảy ra trên động cơ, hộp số… lỗi hệ thống điều hòa khi xảy ra thường không có đèn cảnh báo nào.
Chính vì thế rất khó để chẩn đoán dựa trên các dấu hiệu nhận biết. Để biết được chính xác nguyên nhân đến từ đâu, bạn hãy mang xe đến các gara sửa chữa điều hòa ô tô, nơi đây họ có các thiết bị kiểm tra và đo đạc chuyên dụng, để có thể dễ dàng bắt được bệnh.
Dưới đây là một số lỗi thường xuất hiện trên hệ thống điều hòa ô tô:
1. Gió thổi ra từ hệ thống điều hòa yếu
Có nhiều nguyên nhân khiến điều hòa ô tô xuất hiện lỗi này như:
- Quạt thông gió không chạy.
- Một đường ống nào đó đã bị lỏng. Điều này thường xảy ra đối với ống thổi cung cấp không khí cho bộ phận thổi gió.
- Gioăng bị mòn, hỏng khiến luồng không khí giảm.
- Nấm mốc tích tụ trong các tấm lá kim loại của dàn lạnh. Khi điều này xảy ra, không khí sẽ gặp khó khăn khi tiếp cận cửa thông gió của điều hòa.
2. Điều hòa mát không sâu
Điều hòa mát không sâu cũng là một lỗi thường gặp trên xe ô tô. Đa phần chúng xuất hiện trên những chiếc xe đã có tuổi đời cao, nên hệ thống điều hòa cũng có thể yếu đi.
Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên bảo dưỡng hệ thống điều hòa định kỳ, thì tình trạng này có thể sẽ không xảy ra. Các nguyên dẫn đến việc điều hòa ô tô mát không sâu có thể kể đến như:
- Ống dẫn môi chất lạnh bị tắc, hoặc một đường ống mở rộng.
- Máy nén hoặc ly hợp của máy nén bị hỏng.
- Rò rỉ chân không.
- Động cơ quạt hoặc điện trở động cơ quạt không hoạt động.
- Dàn nóng hoặc dàn lạnh gặp trục trặc.
- Cầu chì, rơle, module điều khiển, điện từ không chuyển đổi.
3. Gió điều hòa lúc nóng lúc lạnh
Các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng điều hòa lúc nóng, lúc lạnh gồm có:
- Tắc van tiết lưu: van tiết lưu phân phối lượng chất làm lạnh thích hợp đến dàn lạnh. Khi van bị tắc, môi chất lạnh không thể di chuyển đến dàn lạnh, từ đó khiến môi chất lạnh đóng bằng hoàn toàn.
- Rò rỉ: rò rỉ là kết quả của sự va đập hoặc có xuất hiện của độ ẩm. Khi độ ẩm và chất làm lạnh trộn lẫn với nhau, các axit ăn mòn sẽ khiến các gioăng bị hỏng dẫn đến rò rỉ.
- Lỗi máy nén ly hợp: Nếu như ly hợp không khớp với máy nén, thì máy nén không thể duy trì áp suất chính xác. Từ đó khiến điều hòa thổi ra luồng khí nóng.
4. Có mùi khó chịu thổi ra từ cửa gió điều hòa
Mùi hôi thổi ra từ cửa gió điều hòa là lỗi thường gặp trên xe ô tô, nguyên nhân có thể là do bộ lọc cabin không khí quá bẩn và cũ, tấm lá kim loại trong dàn lạnh bị mốc… khiến gió thổi ra từ điều hòa có mùi hôi khó chịu.
Để khắc phục tình trạng này, bạn chỉ cần vệ sinh hệ thống điều hòa định kỳ là được.
> Tham khảo: báo giá bảo dưỡng điều hòa ô tô
Lỗi thường gặp ở gầm xe ô tô
Gầm xe là bộ phận rất dễ gặp phải hư hỏng trong quá trình sử dụng xe, do thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân gây hại từ môi trường.
Dưới đây là một số hư hỏng cơ bản thường xuyên xảy ra trên gầm xe ô tô
1. Hư hỏng ở hệ thống lái
- Tay lái nặng: Nguyên nhân có thể là do hệ thống trợ lực lái đang gặp vấn đề, góc đặt bánh xe sai hoặc lốp xe non.
- Tay lái bị rung: Nguyên nhân chủ yếu là do lỏng đai ốc bắt chặt bánh xe, các khớp nối của hệ thống bánh lái bị rơ, bạc trụ lái bị mòn, hoặc mòn bạc thanh giằng thước lái, bánh xe không cân bằng, lốp mòn không đều.
- Tay lái khó trở về trạng thái cân bằng: Nguyên nhân chính thường là do thiếu hụt dầu bôi trơn ở các khớp nối của hệ thống, bạc lái xiết quá chặt hoặc góc đặt bánh xe sai.
- Xe nghiêng sang trái hoặc phải: Thường là do áp suất lốp không đều, chiều sâu gai lốp không đều, sai lệch góc đặt bánh xe, xe bị tai nạn…
2. Hư hỏng ở hệ thống treo
Các lỗi thường gặp trên xe ô tô ở hệ thống treo có thể kể đến như:
- Lốp mòn bất thường: Nguyên nhân là do hệ thống treo của bánh xe gặp vấn đề, cân vành mâm xe sai, áp suất lốp không đều, cân chỉnh góc đặt bánh xe sai lệch.
- Giảm chấn bị chạy dầu: Đa phần là do hở phớt giảm chấn, hoặc chảy dầu ty thủy lực.
3. Hư hỏng ở hệ thống phanh
- Vấn đề về bó phanh: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bó phanh, chẳng hạn như: điều chỉnh sai phanh tay, kẹt xylanh phanh bánh xe, kẹt pittong phanh, phanh không được bảo dưỡng định kỳ…
- Phanh ăn lệch về một bên: Nguyên nhân là do kẹt ắc phanh, kẹt pittong phanh…
- Vấn đề phanh không ăn: Đa phần nguyên nhân đến từ đường dầu, khí của hệ thống phanh bị rò rỉ, hoặc lẫn khí trong hệ thống, má phanh quá cứng, dầu phanh hao hụt hoặc biến chất, dây phanh tay bị đứt…
> Tham khảo: kiểm tra gầm xe ô tô tại TPHCM
Lỗi thường gặp trên hệ thống điện
Các dấu hiệu như xe khó khởi động, hệ thống đèn nhấp nháy bất thường… đa phần nguyên nhân đều đến từ hệ thống điện:
Dưới đây là một số lỗi thường gặp trên xe ô tô ở hệ thống điện:
1. Ắc quy hết điện
Đây là một trong số những lỗi phổ biến nhất trên xe ô tô. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất đó là xe khó khởi động hoặc không khởi động được. Ngoài ra các thiết bị khác tiêu thụ điện cũng có dấu hiệu trục trặc như đèn pha không sáng, bảng điều khiển bị mờ, loa rè rè…
2. Cực ắc quy bị ăn mòn, lỏng
Một vấn đề khác ở hệ thống điện thường hay gặp nữa đó là các cực ắc quy bị ăn mòn, lỏng. Qua thời gian, cực ắc quy sẽ bị ăn mòn bởi hóa chất, làm giảm khả năng dẫn điện. Vấn đề này cũng sẽ khiến xe khó khởi động hơn và đèn xe không sáng.
Bạn có thể nhận biết bằng cách kiểm tra các cực của bình ắc quy, xem chúng có xuất hiện một lớp bột màu trắng hay không. Để khắc phục tình trạng này, bạn chỉ cần vệ sinh lại các cực ắc quy bằng nước hoặc dung dịch tẩy rửa chuyên dụng là được.
3. Máy phát điện hư hỏng
Máy phát điện gặp vấn đề cũng là một trong số những lỗi thường gặp trên xe ô tô ở hệ thống điện. Nếu như ắc quy vẫn đang còn mới mà xe ô tô vẫn xuất hiện hiện tượng đề khó nổ, thì khả năng cao là máy phát điện đang gặp vấn đề.
Máy phát điện chính là nguồn điện của toàn bộ các thiết bị tiêu thụ điện của xe và sạc lại pin cho bình ắc quy, nó giúp tạo ra điện năng từ cơ năng của động cơ.
Khi máy phát điện hoạt động ổn định, tuổi thọ của bình ắc quy sẽ được tối ưu. Khi điện áp sạc quá cao hoặc quá thấp, đều sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ của ắc quy.
Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, chủ xe nên kiểm tra định kỳ máy phát điện từ 4 – 6 tháng/lần. Nếu điện áp trong khoảng 13.1 – 14.6V thì nghĩa là máy phát điện đang hoạt động bình thường. Còn nếu điện áp cao hoặc thấp hơn ngưỡng tiêu chuẩn này đều không tốt cho xe.
4. Hư hỏng bugi
Bugi là bộ phận trên xe ô tô sẽ bị hao mòn dần theo thời gian. Khi bugi gặp lỗi, xe sẽ xuất hiện hiện tượng khó khởi động, đồng thời còn có thể dễ đến những hư hỏng nghiêm trọng hơn như hỏng xylanh động cơ. Nếu có thể, khi thay bugi, bạn cũng nên thay luôn dây bugi mới để đảm bảo xe hoạt động ổn định.
5. Chập điện
Các giắc nối hỏng, rơle hỏng, đèn bị cháy… đều có thể dẫn đến hiện tượng chập điện, hoặc trong quá trình bảo dưỡng, lắp đặt thiết bị mới… do không cẩn thận cũng có thể làm bong lớp vỏ cách điện khiến các dây dẫn điện va chập vào nhau gây ra hiện tượng chập điện. Đây cũng là một lỗi thường gặp trên xe ô tô.
6. Bộ khởi động gặp lỗi
Bộ khởi động hay còn gọi là củ đề, là linh kiện giúp khởi động động cơ xe ô tô. Nó tiếp nhận điện năng từ ắc quy để thực hiện nhiệm vụ khởi động xe của mình.
Khi bộ khởi động gặp lỗi, khi bạn vặn chìa khóa điện để khởi động xe, bạn sẽ không nghe thấy tiếng kêu tách tách. Trong trường hợp này, bạn hãy kiểm tra tất cả các kết nối từ ắc quy đến bộ khởi động, đồng thời hãy sử dụng bàn chải hoặc giấy nhám để làm sạch các giắc nối.
Một lý do nữa khiến củ đề không hoạt động, đó là bánh răng bị kẹt. Lúc này, động cơ không nổ máy nhưng đèn pha và cần gạt nước vẫn hoạt động.
Nhìn chung, chi phí sửa chữa chập điện thường không quá tốn kém nhưng phần khó nhất là xác định vị trí bị chập điện. Đôi lúc, thợ sửa chữa sẽ phải tháo tung chiếc xe để tìm nguyên nhân.
> Tham khảo: gara điện ô tô chuyên nghiệp
Ý nghĩa các loại đèn báo lỗi
Ngoài việc nắm bắt các lỗi thường gặp trên xe ô tô, thì chủ xe cũng cần tìm hiểu về ý nghĩa của các loại đèn báo lỗi để có thể xác định chính xác hư hỏng, từ đó đưa ra phương án xử lý phù hợp.
Dưới đây là ý nghĩa 64 ký hiệu đèn cảnh báo lỗi trên xe ô tô mà bạn cần phải nắm bắt được:
Trên là chi tiết các thông tin về các lỗi thường gặp trên xe ô tô mà người sử dụng xe nên nắm bắt. Khi các bạn đang gặp phải các lỗi nào trên xe cần tư vấn thêm, có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi!.
Bài viết cùng chuyên mục
Khắc phục tiếng ồn trong khoang lái như thế nào là đúng?
Tuổi thọ các bộ phận trên ô tô bao lâu? Cách nhận biết hư hỏng
Vì sao vô lăng ô tô bị lệch: Nguyên nhân và giải pháp điều chỉnh
Mùi xăng trong xe ô tô: Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả
Thời điểm nào nên đảo lốp ô tô & cách tự đảo lốp tại nhà đơn giản nhất
Lốc điều hòa ô tô hư hỏng: Nguyên nhân, cách sửa chữa và giải pháp