Hệ thống điện xe ô tô: Tìm hiểu chi tiết 11 bộ phận quan trọng nhất

Hệ thống điện xe ô tô được ví như là “bộ não” của mỗi chiếc xe ô tô, chúng đảm nhận vai trò giúp các bộ phận trên xe hoạt động và phối hợp với nhau một cách trơn tru theo ý người lái.

Hệ thống điện xe ô tô: Tìm hiểu chi tiết 11 bộ phận quan trọng nhất

Hệ thống điện và điện tử không chỉ can thiệp vào khả năng vận hành của xe, nó còn góp phần không nhỏ tạo nên giá trị cho chiếc xe đó.

Vậy trên mỗi chiếc xe ô tô được trang bị bao nhiêu hệ thống điện – điên tử? Hãy cùng gara sửa điện ô tô AGM Workshop tìm hiểu về chúng ngay sau đây!

1. Hệ thống điện xe ô tô khởi động

Thuộc hệ thống điện ô tô, hệ thống khởi động (Starter) đảm nhận nhiệm vụ giúp trục khuỷu quay thông qua vành răng để khởi động động cơ xe. Động cơ chỉ khởi động được khi có một lực mo-men xoắn đủ lớn.

Ngoài ra, nhiệt độ, điện trở, chiều dài và tỷ số truyền từ bánh răng của máy khởi động với bánh răng của bánh đà cũng phải đáp ứng trong một giới hạn cụ thể.

Hệ thống điện xe ô tô khởi động

2. Hệ thống nạp điện xe ô tô

Hệ thống sạc điện (máy phát điện) hoạt động dựa trên nguyên lý tạo nên dòng điện từ cuộn dây và nam châm. Nếu số vòng quấn trên cuộn dây càng nhiều, nam châm càng mạnh và tốc độ di chuyển của nam châm càng lớn thì dòng điện được tạo ra sẽ càng cao.

Mặt khác, nam châm càng đặt gần cuộn dây thì từ thông trong cuộn dây sẽ tăng lên và ngược lại. Trên thực tế, các nhà sản xuất có thể thay thế nam châm vĩnh cửu bên trong máy phát, bằng nam châm điện từ để gia tăng tính hiệu quả. Bằng biện pháp thay thế này, từ thông trong cuộn dây sẽ tăng lên.

Để đảm bảo tính an toàn và tiện lợi khi sử dụng, các mẫu ô tô đời mới hiện nay đều được trang bị hệ thống nạp điện. Ngoài ra, hệ thống nạp điện còn đảm nhận thêm cả nhiệm vụ cung cấp điện cho toàn bộ những thiết bị sử dụng điện và bình ắc quy.

Hệ thống nạp điện xe ô tô

3. Hệ thống điều khiển động cơ

Hệ thống điều khiển động cơ ECM là một trong những thành phần chính của hệ thống điện xe ô tô. ECM hoạt động dựa trên nguyên lý tiếp nhân và xử lý thông tin đầu vào dựa trên các cảm biến, sau đó truyền lệnh tới các động cơ điều khiển.

Hệ thống điều khiển ECM có khả năng điều khiển trực tiếp các bộ phận khác như: van không tải, van điện tử, vòi phun xăng điện tử, hệ thống rơle, hệ thống đánh lửa, bướm ga, đèn cảnh báo…

Hệ thống điều khiển động cơ

4. Hệ thống điều khiển điện tử

Hệ thống điều khiển ECU đảm nhận nhiệm vụ như một hệ điều hành, xử lý toàn bộ các tín hiệu đầu vào từ cảm biến và truyền tải tín hiệu đi để điều khiển các bộ phận đầu ra.

Đây là một hệ thống vô cùng quan trọng trên trên hệ thống điện xe ô tô, chúng có khả năng kiểm soát toàn bộ các hoạt động và can thiệp vào những tình huống mà tài xế mất kiểm soát, giúp giảm thiểu tai nạn không mong muốn có thể xảy ra.

Bộ xử lý trung tâm ECU điều khiển các hoạt động như hệ thống phun xăng điện tử trên ô tô, đánh lửa sớm bằng điện tử, điều chỉnh hỗn hợp xăng – gió, cảm biến khí thải, cảm biến bướm ga…

Hệ thống điều khiển điện tử

5. Hệ thống đèn chiếu sáng và đèn tín hiệu

Là một trong những thành phần của hệ thống điện ô tô, hệ thống đèn chiếu sáng và đèn tín hiệu đảm nhận 3 nhiệm vụ chính, đó là: chiếu sáng – gửi tín hiệu – thông báo.

Hệ thống đèn chiếu sáng đảm bảo tầm nhìn cho người lái trong điều kiện tầm nhìn bị hạn chế. Còn hệ thống tín hiệu có chức năng gửi tín hiệu tới các phương tiện lưu thông cùng, để nhận biết tình huống nhằm hạn chế va chạm có thể xảy ra.

Hệ thống đèn chiếu sẽ được lắp đặt tại đầu – thân – đuôi xe, hay thậm chí là cả trong cabin để người lái dễ dàng điều khiển hơn. Ngoài hệ thống chiếu sáng chung, mỗi loại xe hay thương hiệu khác nhau sẽ trang bị thêm thiết bị chiếu sáng và tín hiệu phù hợp.

Hệ thống đèn chiếu sáng và đèn tín hiệu

6. Hệ thống điện phụ xe ô tô

Hệ thống điện phụ xe ô tô gồm có: đóng/mở cửa, báo động, cảnh báo đóng kín, nâng hạ kính, cần gạt nước, khóa điện từ xa… Toàn bộ các hệ thống này đều thuộc hệ thống điện xe ô tô.

7. Hệ thống điều hòa không khí

Nhằm loại bỏ cảm giác nóng nực, bí bách và ngột ngại vào mùa hè, các nhà sản xuất đã trang bị hệ thống điều hòa không khí trên xe ô tô. Hệ thống này giúp điều hòa không khí và duy trì ở một mức nhiệt độ mà người dùng đã cài đặt.

Ngoài ra, chúng còn có khả năng hút ẩm nhằm loại bỏ hơi nước, giảm độ ẩm không khí, sương động lại trên mặt trong kính xe.

Hệ thống điều hòa không khí được cấu tạo bởi các bộ phận như: máy nén, dàn nóng, quạt giàn nóng, dàn lạnh, bộ lọc khô, quạt dàn lạnh và van tiết lưu. Hệ thống điều hòa không khí trên ô tô hoạt động với nguyên lý máy nén hút chất làm lạnh ở thể khí và nén lại dưới áp suất cao.

Nhiệt độ của chất làm lạnh sẽ tăng lên sau khi bị nén, các môi chất lạnh ẽ được đẩy qua dàn nóng, hóa thành dạng lỏng. Các môi chất lạnh ở dạng lỏng này lại được chuyển tới van tiết lưu để hóa hơi và chuyển về lại dàn lạnh. Sau đó hơi lạnh sẽ được quạt gió tại dàn lạnh thôi ra khoang cabin để làm mát.

Hệ thống điều hòa không khí

8. Hệ thống lái điện tử

Hệ thống lái trợ lực điện EPS là hệ thống sử dụng motor để đẩy thanh răng lái. Hệ thống này đảm nhận nhiệm vụ duy trì hướng lái hoặc đổi hướng xe thông qua việc sử dụng trợ lực tác động lên cơ cấu dẫn động lái.

Hệ thống này được cấu tạo bởi các cảm biến momen, motor điện DC, ECU động cơ, cụm đồng hồ taplo, đèn cảnh báo trên bảng taplo. Bộ phận này sẽ đo góc lái, tính toán góc quay của vô lăng và gửi dữ liệu tới bộ điều khiển trung tâm ECU.

Tại đây, toàn bộ dữ liệu sẽ được xử lý và truyền tải tới hệ thống trợ lực điện EPS để điều khiển dòng thủy lực xuống thước lái. Cuối cùng, bánh xe sẽ tiếp nhận các yêu cầu của hệ thống và tiến hành đúng với những gì mà người lái mong muốn.

9. Hệ thống phanh điều khiển điện tử

Khi xảy ra những tình huống bất ngờ, theo phản xạ, người lái sẽ đạp phanh gấp để giảm tốc độ khiến các bánh xe có thể bị bó cứng, mất khả năng quay vành lái rất nguy hiểm. Để giải quyết vấn đề này, các nhà sản xuất đã trang bị hệ thống chống bó cứng phanh ABS cho xe.

Hệ thống phanh ABS được cấu tạo bởi các bộ phận là phanh đĩa, bộ điều hòa lực phanh, bộ trợ lực phanh, xylanh chính, bàn đạp và phanh tay. Hệ thống này chỉ được kích hoạt khi vận tốc xe đạt trên 20 km/h.

Hệ thống phanh ABS cũng là thành phần của hệ thống điện xe ô tô, nó hoạt động dựa trên cách thu thập các thông tin được gửi về từ cảm biến bánh xe và sau đó gửi tín hiệu về bộ xử lý ECU trung tâm. Bộ xử lý trung tâm điều khiển trực tiếp hoạt động bơm của ABS nhằm tạo sự ngắt quãng áp suất phanh, tiến hành ngắt – nhả phanh liên tục.

Hệ thống phanh điều khiển điện tử

10. Hệ thống định vị toàn cầu GPS

Hệ thống định vị GPS có thể thu được tín hiệu từ các vệ tinh, xử lý và tính toán dữ liệu một cách chính xác về hành trình, tốc độ và vị trí hiện tại của chiếc xe.

GPS hoạt động dựa trên việc tiếp nhận thông tin được truyền tới từ vệ tinh nhân tạo 2 lần/ngày. Từ đó, dựa vào thời gian chênh lệch khi truyền tín hiệu với thời gian nhận được tín hiệu, GPS hiển thị các thông tin liên quan lên màn hình cảm ứng của ô tô.

Các mẫu xe hiện nay đều được trang bị hệ thống định vị toàn cầu GPS để xác định được vị trí của xe mọi lúc mọi nơi kể cả khi xe bị mất trộm. Ngoài ra, chủ xe có thể tra cứu các thông tin về lịch trình di chuyển của xe như chiều dài quãng đường, thời gian dừng đỗ, số lần dừng đỗ…

11. Hệ thống khóa động cơ và chống trộm

Hệ thống mã hóa khóa động cơ và chống trộm cũng là một phần trong hệ thống điện xe ô tô, chúng có khả năng ngăn cho động cơ không thể khởi động được.

Hệ thống sẽ nhận dạng chủ xe thông qua một chìa khóa có mã ID (mã chìa khóa điện) đã được đăng ký từ trước. Bởi vậy nên, nếu không có chìa khóa gốc thì hệ thống sẽ ngăn cản quá trình đánh lửa và phun nhiên liệu khiến xe không thể nào khởi động được.

Hệ thống khóa động cơ và chống trộm

Trên đây là 11 hệ thống điện xe ô tô quan trọng được trang bị trên xe ô tô đời mới hiện nay. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã có thêm những thông tin hữu ích dành cho bản thân.

> Xem thêm bài viết trước: Các loại cảm biến xe ô tô

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

icon back to top