Củ đề ô tô: cấu tạo, nguyên lý, các lỗi hưng hỏng và chi phí sửa chữa

Củ đề ô tô hay còn được gói là máy khởi động, nó đảm nhận nhiệm vụ khởi động động cơ xe ô tô. Khi bạn đề củ đề để nổ máy mà máy không nổ, khó nổ, hoặc đề lâu mới nổ… thì có nghĩa rằng củ đề đang gặp vấn đề.

sửa chữa củ đề ô tô

Bài viết sau đây, AGM Workhsop tại Thủ Đức sẽ nêu lên một số nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng củ đề hư hỏng và dấu hiệu nhận biết, để bạn đọc sớm phát hiện và đưa ra biện pháp xử lý kịp thời!

Trước khi đi vào mục chính, chúng ta sẽ tìm hiểu về cấu tạo và vai trò của củ đề xe ô tô trước:

Cấu tạo của củ đề – máy khởi động ô tô

cấu tạo củ đề trên xe ô tô

Là một phần của hệ thống điện ô tô! Củ đề ô tô có cấu tạo khá đơn giản, chúng gồm có 5 bộ phận chính sau đây:

  • Vỏ máy vận hành: Có khả năng tạo ra từ trường cần thiết để motor có thể hoạt động, đồng thời bảo vệ các cuộn cam, lõi cực và bao kín các đường sức từ.
  • Motor: Tạo ra ngoại lực để kích hoạt động cơ đốt trong trên xe hoạt động.
  • Công tắc từ: Có chức năng đóng/mở nguồn điện chạy đến motor.
  • Cầu dẫn động: Giúp bánh răng khởi động ăn/nhả khớp với vành răng.
  • Bánh răng khởi động: Là bộ phận quan trọng không thể thiếu trong cấu tạo củ đề. Nó giúp bánh răng khởi động và bánh đã có thể ăn khớp với nhau, qua đó giúp ô tô vận hành một cách ổn định.

Củ đề thuộc hệ thống khởi động động cơ của xe, đây là một khối động cơ điện nhỏ, được dùng để kéo bánh đã của động cơ khi người dùng nhấn nút khởi động. Từ đó giúp xe dễ dàng nổ máy, máy vận hành trơn tru và đặc biệt là tiết kiệm thời gian khởi động động cơ xe (1).

Nguyên lý hoạt động của củ đề ô tô

nguyên lý hoạt động của củ đề

Khi người lái vặn chìa khóa hoặc nhấn nút khởi động, dòng điện từ ắc quy sẽ truyền đến rơ le đề. Rơ le này đóng vai trò như một công tắc điều khiển, cho phép dòng điện lớn đi vào motor đề.

Mô tơ hoạt động sẽ quay trục truyền động, thông qua bộ Bendix đẩy bánh răng ăn khớp với bánh đà động cơ. Khi bánh đà quay, động cơ bắt đầu hoạt động. Sau khi động cơ nổ máy, bộ Bendix tự động tách bánh răng ra khỏi bánh đà để ngắt kết nối.

Nguyên nhân khiến hệ thống củ đề hư hỏng

nguyên nhân hỏng củ đề xe hơi

Có khá nhiều nguyên nhân khiến củ đề không hoạt động hoặc hoạt động kém hiệu quả. Tuy nhiên, có 04 nguyên nhân chính mà gara ô tô chúng tôi thường xuyên gặp phải nhất. Cụ thể như sau:

1. Mòn chổi than củ đề

Chổi than là bộ phận nằm trong cấu tạo của củ đề trên mỗi loại động cơ điện. Chổi than xe ô tô thường được cấu tạo từ 2 thanh và chất liệu cấu tạo là từ than đá. Chổi than đảm nhận nhiệm vụ giúp điện chạy từ Stator sang Rotor, từ đó tạo nên từ trường xoáy để động cơ có thể quay.

Do phải liên tục cọ sát vào về mặt cổ góp trong suốt quá trình động cơ vận hành, nên chổi than sau thời gian dài sử dụng sẽ dần bị bào mòn, tính năng hoạt động cũng từ đó mà kém dần đi.

Ngoài ra, lớp than bị bào mòn có thể sinh ra lớp mùn than mỏng bám trên các bề mặt cách điện. Khi lớp mùn than này nhiều, nó có thể làm kẹt Rotor khiến củ đề ô tô không hoạt động.

2. Rơle đề ô tô hư hỏng

Rơle là bộ phận điều khiển điện có chức năng đóng/mở điện thông qua các tiếp điểm. Trong hệ thống khởi động xe ô tô, rơle củ đề được ứng dụng kết nối với vành răng bộ đề và vành răng khởi động.

Chỉ khi nào 2 vành răng nay kết nối với nhau thì dòng điện mới có thể chạy qua. Nếu chuột đề ô tô hoạt động không chính xác, sẽ dẫn tới tình trạng vành răng không ăn khớp khiến động cơ khó khởi động.

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này có thể là do cuộn hút của cóc đề đã hư hỏng, khiến cho tiếp điểm liên tục đóng/mở. Nếu như bạn không sớm xử lý vấn đề này, chắc chắn bộ đề ô tô sẽ hư hỏng.

3. Hư hỏng vả củ đề ô tô

Khi vả đề hư hỏng, xe sẽ xuất hiện những âm thanh va đập tạch tạch rất chói tai khi khởi động động cơ. Nguyên nhân là do khoang đốt không được đánh lửa đúng thời điểm đã định trước, chiều quay của động cơ bị ngược với chiều quay của motor đề, hoặc bánh răng trên hai hệ truyền động va chạm với nhau dẫn tới biến dạng hoặc gãy vỡ.

4. Gỉ sét các mối nối

Những tiếp điểm dẫn điện rất dễ bị oxy hóa. Điều này sẽ khiến điện trở trên đường dây điện gia tăng, từ đó dòng điện sẽ khó đi qua hơn.

Các mối nối bị gỉ sét cũng sẽ làm điện áp giảm sút, không đủ để mở momen quay động cơ đề. Động cơ đề không quay khiến toàn bộ hệ thống khởi động máy ô tô không hoạt động.

5. Mô tơ đề bị vào nước – hỏng nặng

Tình huống thường gặp là xe đi vào vùng ngập nước sâu khiến mô tơ bị thấm nước, chập và cháy cuộn dây. Hậu quả làm cho đề không hoạt động, kèm theo mùi khét, nếu tiếp tục cố đề sẽ gây cháy lan sang dây nguồn.

Giải pháp sửa chữa củ đề ô tô

sửa chữa củ đề xe hơi

Việc sửa chữa củ đề xe ô tô cần được thực hiện đúng cách và đúng bệnh. Dưới đây là những hướng xử lý phù hợp với từng tình trạng hư hỏng cụ thể:

1. Vệ sinh và thay chổi than:

Trường hợp chổi than mòn, cần tháo mô tơ đề ra, vệ sinh sạch cổ góp và lắp bộ chổi than mới đúng chuẩn. Việc này giúp khôi phục khả năng truyền điện và tăng tuổi thọ cho mô tơ.

2. Kiểm tra và thay rơ le đề:

Dùng đồng hồ đo để kiểm tra cuộn kích và tiếp điểm trong rơ le. Nếu phát hiện cháy đen, ăn mòn hay mất dẫn, nên thay mới rơ le chính hãng hoặc loại OEM chất lượng cao.

3. Thay bộ Bendix hoặc cụm mô tơ đề:

Với Bendix trong củ đề ô tô hỏng hoặc bị kẹt, có thể thay riêng Bendix nếu linh kiện còn mới. Tuy nhiên, nếu cả cụm mô tơ bị yếu, nên thay nguyên cụm để đảm bảo độ bền và tránh lỗi lặp lại.

4. Kiểm tra dây điện và đầu nối:

Với xe không có tín hiệu đề, cần rà lại toàn bộ đường điện: dây nguồn, dây mass, đầu cos. Thay thế dây mục, xiết lại đầu nối để đảm bảo dẫn điện tốt.

5. Khắc phục tình trạng ngập nước:

Nếu mô tơ bị ngấm nước nhẹ, có thể tháo ra, vệ sinh và sấy khô bằng máy chuyên dụng. Nếu cuộn dây đã cháy hoặc rỉ sét nặng, cần thay mới hoàn toàn mô tơ đề.

Xóa lỗi điện sau sửa chữa: Sau khi xử lý xong các lỗi cơ khí, cần dùng máy chẩn đoán để xóa lỗi lưu trong ECU nhằm tránh cảnh báo giả và kiểm tra lại tình trạng dòng khởi động.

Những dấu hiệu nhận biết củ đề xe ô tô hư hỏng

dấu hiệu củ đề ô tô bị hỏng

Khi củ đề ô tô gặp vấn đề, việc khởi động máy của người lái sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Nguyên nhân phần lớn là do chổi than và cổ góp bị mài mòn quá nhiều do ma sát thường xuyên.

Ngoài ra, bạn cũng có thể nhận biết củ đề xe ô tô có hư hỏng hay không qua những hiện tượng dưới đây mà AGM Workshop thường xuyên gặp nhất:

  • Xe khổ nổ khi máy nguội.
  • Xe để lâu không thể nổ máy.
  • Xe đề khó nổ, hoặc để lâu mới nổ.
  • Xuất hiện âm thanh tạch tạch khi đề.
  • Xe bị trượt để…

Để khắc phục những tình trạng nêu trên, bạn nên mang xe tới các gara sửa chữa ô tô để kiểm tra xem nguyên nhân tới từ đâu, để từ đó đưa ra biện pháp xử lý chính xác nhất.

Kinh nghiệm sử dụng hệ thống đề xe ô tô

Củ đề xe ô tô tuy chỉ là một bộ phận nhỏ trên xe, nhưng nó lại đảm nhận một vai trò khó thể thiếu. Để đảm bảo củ đề ô tô luôn trong trạng thái hoạt động tốt nhất, không làm ảnh hưởng tới quá trình sử dụng xe, bạn cần phải đảm bảo 03 điều kiện sau đây:

Bảo dưỡng hệ thống điện ô tô định kỳ mỗi 5000km/lần: Hãy kiểm tra tổng quát để nắm bắt tình trạng hoạt động của củ đề máy phát ô tô. Nếu như nhận thấy có dấu hiệu hư hỏng, thì bạn nên thay mới luôn để tránh những sự cố liên quan tới động cơ.

Luôn đảm bảo ắc quy cung cấp đủ nguồn điện: Để củ đề luôn trong trạng thái hoạt động tốt nhất, thì cần phải có nguồn điện năng thích hợp. Vậy nên, mỗi khi bảo dưỡng củ đề, bạn cũng cần phải kiểm tra và bảo dưỡng bình ắc quy.

Thường xuyên kiểm tra hệ thống giắc cắm điện nối với củ đề xe ô tô: Kiểm tra xem hệ thống điện kết nối với củ đề có bị gỉ, lỏng, lệch, hay hở gì không. Nếu có, cần khắc phục ngay.

cách kiểm tra củ đề ô tô

Tham khảo thêm kiến thức liên quan: dấu hiệu máy phát điện ô tô hư hỏng

Chi phí sửa chữa củ đề ô tô và giá thay củ đề mới bao nhiêu?

Tùy vào chất lượng, cũng như thương hiệu sản xuất mà củ đề xe ô tô sẽ có giá bán khác nhau, tùy vào loại hàng OEM – chính hãng hay xe phổ thông – xe cao cấp. Các bạn có thể tham khảo bảng giá:

Hạng mục sửa chữaChi phí tham khảoThời gian xử lý
Thay chổi than, vệ sinh đề400.000đ – 600.000đ1 – 2 tiếng
Thay rơ le đề300.000đ – 500.000đ1 tiếng
Thay Bendix (cụm bánh răng truyền lực)600.000đ – 900.000đ1 – 2 tiếng
Chi phí thay củ đề mới2.000.000đ – 4.000.000đ2 – 3 tiếng

Các bạn cũng không nên quá ham rẻ mà lựa những loại củ đề có giá thấp, không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Bởi điều này vừa khiến bạn lãng phí tiền bạc, đồng thời còn có thể kéo theo máy phát điện hư hỏng.

chi phí sửa củ đề xe ô tô

Gara sửa chữa củ đề trên xe ô tô uy tín ở đâu?

AGM Workshop là gara chuyên sửa chữa điện ô tô ở TPHCM, chúng tôi chuyên sửa chữa củ đề ô tô chuyên sâu với giá tốt nhất, thời gian bảo hành cao và đảm bảo an toàn, uy tín, khi xử lý lỗi trên quy trình tốt nhất. Cam kết:

  • Kỹ thuật viên kinh nghiệm, bắt bệnh nhanh, sửa đúng lỗi.
  • Có máy test điện, kiểm tra mô tơ đề chuyên dụng.
  • Linh kiện thay thế chính hãng hoặc loại OEM tốt.
  • Cam kết bảo hành từ 6 – 12 tháng sau khi sửa.

Để sửa máy khởi động ô tô, chúng tôi đầu tư đầy đủ các trang thiết bị và máy móc sửa điện xe hiện đại. Các kỹ thuật viên có kinh nghiệm dày dặn, chuyên khắc phục các lỗi về điện đề, điện ô tô, có thể đưa ra những giải pháp tối ưu nhất để giảm chi phí và thời gian sửa chữa cho bạn. Với các chế độ dịch vụ bảo hành lên tới 1 năm.

gara chuyên sửa củ đề ô tô

Vậy nếu xe của bạn cũng gặp phải những hiện tượng tương tư như củ đề ô tô hư hỏng mà chúng tôi nêu trên, hãy liên hệ ngay với AGM Workshop – Gara sửa chữa ô tô chuyên nghiệp tại Thủ Đức –  TPHCM để được tư vấn và hỗ trợ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

icon back to top