Xe ô tô bị rung giật có thể xuất phát từ nhiều bộ phận khác nhau như: rung giật ở động cơ, rung giật ở bánh xe, rung giật ở trục xe… Để có thể xử lý, trước hết bạn cần phải tìm ra nguyên nhân xuất phát từ đâu.
Vậy có những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng xe ô tô rung giật? Cách kiểm tra ra sao? Và cách xử lý như thế nào? Hãy cùng AGM chúng tôi tìm câu trả lời trong bài viết sau đây nhé!
5 Vị trí có thể khiến ô tô bị rung giật – nguyên nhân và giải pháp xử lý
Dưới đây là 5 vị trí thường xuất hiện tình trạng rung giật trên xe ô tô (1):
1. Rung giật ở động cơ ô tô
Nguyên nhân khiến động cơ bị rung giật thường xuất phát từ buồng đốt. Có thể là do buồng đốt không được cung cấp đủ nhiên liệu, không khí, hoặc cũng có thể là do hệ thống đánh lửa đang gặp vấn đề.
Những nguyên nhân này khiến quá trình đánh lửa để đốt cháy hỗn hợp hòa khí trong động cơ không được diễn ra một cách tối ưu, từ đó xuất hiện tình trạng nhiên liệu không được đốt cháy hết.
Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác khiến xe ô tô bị rung giật ở động cơ như:
- Bugi, bobin đánh lửa gặp vấn đề.
- Hệ thống phun nhiên liệu (bơm xăng/dầu, lọc xăng/dầu), kim phun gặp vấn đề.
- Lọc gió động cơ quá bẩn.
- Bướm ga, họng hút bị bẩn.
- Lỗi cảm biến lưu lượng khí nạp, cảm biến oxy, cảm biến bướm ga, cảm biến nhiệt độ nước làm mát… bị lỗi.
- Cao su chân máy, cao su chân hộp số bị hỏng.
Cần kiểm tra chi tiết từng bộ phận tìm rõ nguyên nhân để xử lý triệt để. Đồng thời, khi xe ô tô rung giật ở động cơ thường xuất hiện các dấu hiệu sau:
- Xe bị rung khi đề nổ máy.
- Xe bị rung khi chạy xe ở tốc độ thấp.
- Xe bị rung khi đạp ga tăng tốc.
- Xe bị rung khi chạy ở một dải tốc độ nhất định nào đó, rung thành từng nhịp.
- Xe khi mới khởi động và chạy thì ổn định, nhưng một lúc sau thì bắt đầu bị rung.
Những dấu hiệu trên thường đi kèm với hiện tượng khác như xe khó đề nổ máy, xe dễ chết máy đột ngột, òa ga, hao xăng…
> Tham khảo ngay: xưởng sửa chữa động cơ ô tô uy tín
2. Xe ô tô bị rung giật khi phanh
Khi hệ thống phanh gặp lỗi, hiện tượng ô tô bị rung lắc – giật có thể xuất hiện khi người lái đạp phanh. Nguyên nhân thường gặp nhất là do má phanh hoặc bị đĩa phanh bị mòn/cong vênh cho chịu các tác động từ ngoại lực.
Lúc này, khi đạp phanh thì má phanh kẹp vào đĩa phanh, do đĩa phanh bị mòn hoặc cong vênh nên bề mặt bám không đồng đều giữa các bánh xe, khiến xe bị rung giật.
Nếu như nhận thấy xe bị rung giật khi phanh, bạn nên mang xe đến các gara sửa chữa ô tô uy tín để kiểm tra đĩa phanh và má phanh xem chúng có bị mòn hoặc cong vênh hay không. Nếu có cần sửa chữa hoặc thay mới.
Ngoài ra, nguyên nhân cũng có thể là do hệ thống chống bó cứng phanh ABS hoạt động nhấp – nhả liên tục, nên xe cũng sẽ bị rung khi phanh gấp. Đây là tình trạng bình thường.
3. Rung lắc xuất hiện ở trục xe
Khi xe ô tô đang chạy mà xuất hiện tình trạng rung lắc, thì có thể hệ thống trục xe đang gặp vấn đề hư hỏng. Nguyên nhân thường gặp nhất là do trục các đăng lỗi. Lúc này, xe ô tô bị rung giật lên từng nhịp theo tốc độ vận hành, tốc độ càng cao thì xe rung càng mạnh.
Lỗi ở trục các đăng đa phần đến từ các xe sử dụng hệ dẫn động cầu sau và dẫn động 4 bánh. Trục các đăng có thể bị cong vênh do tác động từ ngoại lực. Lúc này xe ô tô sẽ bị rung lắc khi chạy, đặc biệt là khi di chuyển qua những đoạn đường xấu.
Nếu như trục các đăng bị lỗi, thông thường sẽ phải thay bi chữ thập hoặc cân bằng động lại. Khi đã thay mà tình trạng rung giật vẫn không hết, thì cần phải thay cả trục các đăng mới. Giá thay trục các đăng khoảng từ vài chục triệu đồng tuỳ theo loại xe.
Ngoài ra, nếu như lớp vỏ bọc khớp nối đồng tốc ở cuối trục các đăng bị rách hoặc bung ra, bị bám bụi bẩn hoặc bùn đất, thì có thể sẽ khiến các khớp bị kẹt, dẫn đến tình trạng rung lắc.
Đối với xe dẫn động cầu trước, khớp động bị hỏng thì gần như phải thay thế toàn bộ trục truyền động.
Có một số tiếng kêu trong khoang lái có thể khiến bạn hiểu nhầm, tham khảo: vì sao có tiếng ồn trong khoang lái
4. Rung giật ở trục bánh xe
Xe ô tô sẽ xuất hiện tình trạng ô tô bị rung giật nếu như vòng bi bánh xe bị lỏng, hoặc hư hỏng, đặc bình là khi xe chạy ở tốc độ cao. Đây cũng là nguyên nhân khiến vô lăng ô tô bị rung.
Vòng bi thường rất bền, nhưng nếu như bị va đập mạnh có thể sẽ vỡ khiến xe đi bị rung “phập phập”, lúc lên lúc xuống.
Bên cạnh đó, rotuyn hay khớp cầu gặp vấn đề cũng có thể khiến các bánh xe rung. Các khớp càng mòn thì xe sẽ càng nhấp nhô nhiều hơn. Bạn cần kiểm tra kỹ tìm nguyên nhân để khắc phục triệt để.
5. Rung lắc ở lốp xe
Xe ô tô bị rung giật cũng có thể là do lốp xe đang gặp vấn đề. Nguyên nhân thường thấy nhất là do lốp đã quá mòn, hoặc lốp mòn không đều. Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, chủ xe nên thay mới lốp ô tô sau 5 năm kể từ ngày sản xuất. Nếu như sau 5 năm kiểm tra mà thấy lốp vẫn còn tốt, còn có thể sử dụng được, thì bạn cần phải kiểm tra định kỳ thường xuyên và không được sử dụng quá 10 năm.
Để tránh tình trạng lốp xe ô tô mòn không đều nên đảo lốp định kỳ 6 tháng/lần hoặc sau mỗi 7.000 – 12.000 km tuỳ theo loại lốp.
Ngoài ra, ô tô bị rung cũng có thể là do lốp xe không được cân bằng. Nguyên nhân có thể là trong quá trình gia công chế tạo, độ chính xác không được chuẩn tuyệt đối.
Để khắc phục vấn đề này, mâm và lốp xe cần phải được cân bằng bằng cách lắp thêm các miếng chì hoặc sắt. Nếu nghi ngờ xe rung do vấn đề ở mâm lốp nên tiến hành kiểm tra lại.
Nếu xe bạn đang bị rung lắc ở gầm xe, các bạn có thể tham khảo: kiểm tra gầm xe ô tô
Cách kiểm tra lỗi ô tô bị rung & xử lý cơ bản tại nhà cho các chủ xe
Nếu chưa thể đưa xe đi kiểm tra vì sao ô tô bị rung giật ngay, thì bạn có thể tự thực hiện một số bước kiểm tra cơ bản dưới đây. Những thao tác này không cần thiết bị chuyên sâu nhưng vẫn có thể giúp bạn xác định sơ bộ tình trạng rung giật.
1. Kiểm tra chân máy có bị hỏng không
Cách làm:
- Mở nắp capo và nhờ một người hỗ trợ ngồi vào ghế lái.
- Nổ máy, vào số D (với xe số tự động) hoặc số 1 (với xe số sàn), giữ chân phanh.
- Quan sát phần động cơ có bị lắc mạnh, giật hoặc nhô lên bất thường không.
Nếu máy giật mạnh, nghiêng lệch hoặc rung quá mức thì có thể cao su chân máy đã bị hỏng.
2. Quan sát bugi và đánh lửa bằng máy chẩn đoán OBD2
Cách làm:
- Cắm máy chẩn đoán (OBD2 – có thể mua online loại rẻ đơn giản) vào cổng chẩn đoán.
- Kiểm tra các mã lỗi liên quan đến hệ thống đánh lửa, bugi, cảm biến oxy, MAF…
Nếu báo lỗi ô tô bị rung giật là do bỏ máy, thì kiểm tra lại bugi, bobin của xy-lanh đó; Còn nếu lỗi cảm biến, cần vệ sinh hoặc thay mới, đưa xe đến gara để xử lý.
3. Lắng nghe tiếng lạ và ghi lại video
Cách làm:
- Khi xe bị rung hoặc có tiếng cọ xát, cụp cụp… hãy quay lại video phần phát tiếng (bánh xe, khoang máy…).
- Quay thêm cảnh động cơ nổ máy, chân ga khi rung để gửi kỹ thuật viên xem trước.
Video sẽ giúp kỹ thuật viên chẩn đoán sơ bộ từ xa, tránh mất thời gian xác minh lại lỗi.
4. Kiểm tra áp suất lốp và mòn lốp
Cách làm:
- Dùng đồng hồ đo áp suất lốp (rẻ, dễ mua) để so sánh với thông số nhà sản xuất (in trên khung cửa lái).
- Quan sát mặt gai lốp có bị mòn lệch hay không.
Lốp mòn lệch hoặc áp suất không đồng đều thì xe dễ ô tô bị rung giật – lắc khi chạy nhanh.
Lỗi thường gặp có liên quan mà bạn nên tham khảo thêm: kim xăng điện tử bị lỗi
Bảng giá kiểm tra & sửa lỗi rung giật ô tô (tham khảo)
Chi phí kiểm tra và xử lý lỗi rung giật trên ô tô không cố định, vì mỗi nguyên nhân có mức độ phức tạp và cách khắc phục khác nhau. Tuy nhiên, một số hạng mục phổ biến hoàn toàn có thể xử lý nhanh nếu phát hiện sớm.
Dưới đây là bảng giá tham khảo để chủ xe có cái nhìn tổng quan, từ đó chủ động sắp xếp thời gian và ngân sách hợp lý khi cần sửa chữa.
Hạng mục kiểm tra / sửa chữa | Chi phí (VNĐ) | Ghi chú |
---|---|---|
Kiểm tra tổng quát lỗi rung giật (scan lỗi – test) | Miễn phí | Miễn phí nếu sửa tại xưởng |
Thay bugi đánh lửa | 100.000 – 300.000đ/cái | Tùy loại bugi & dòng xe |
Thay bobin đánh lửa | 600.000 – 1.200.000đ/cái | Tùy theo hãng xe, số lượng xi-lanh |
Vệ sinh kim phun xăng | 400.000 – 800.000đ | Có thể dùng máy siêu âm hoặc dung dịch |
Vệ sinh cảm biến MAF / oxy / TPS | 200.000 – 500.000đ/con | Nên vệ sinh định kỳ 20.000km/lần |
Thay cao su chân máy | 500.000 – 1.200.000đ/cái | Tùy dòng xe và số lượng cần thay |
Nắn chỉnh mâm xe / cân bằng động | 300.000 – 600.000đ/bánh | Đã bao gồm công tháo mở |
Thay má phanh, xử lý bó phanh | 600.000 – 1.500.000đ/bánh | Bao gồm tiện đĩa (nếu cần) |
Thay bộ ly hợp (côn) – xe số sàn | 4.000.000 – 10.000.000đ | Tùy theo đời xe và mức độ hư hỏng |
Đại tu hộp số (nếu có lỗi rung từ hộp số) | Liên hệ báo giá | Phụ thuộc vào loại hộp số & lỗi cụ thể |
Có nên tiếp tục đi xe khi bị rung giật không?
Khi phát hiện ô tô bị rung giật bất thường, tuyệt đối không nên cố gắng tiếp tục vận hành. Việc cố đi tiếp có thể khiến hư hỏng lan rộng từ một bộ phận sang nhiều hệ thống liên quan, làm tăng mức độ hư hại và chi phí sửa chữa sau này. Ví dụ:
- Nếu nguyên nhân đến từ bugi, bobin hoặc hệ thống đánh lửa, tình trạng này có thể dẫn đến đánh lửa sai lệch, đốt nhiên liệu không hết, gây mòn động cơ và tăng tiêu hao nhiên liệu.
- Nếu lỗi đến từ hệ thống treo hoặc chân máy, xe rung giật liên tục có thể làm gãy khung đỡ, vỡ đế cao su, ảnh hưởng tới an toàn khi vào cua hoặc phanh gấp.
Ngoài ra, rung giật mạnh có thể khiến người lái mất kiểm soát khi đang chạy tốc độ cao, gây nguy hiểm cho bản thân và người xung quanh.
Vì vậy, ngay khi thấy các dấu hiệu bất thường, nhất là khi rung xảy ra thường xuyên hoặc ngày càng nặng thì chủ xe nên dừng lại, kiểm tra sơ bộ, và liên hệ với gara uy tín để kiểm tra tổng quát.
Việc phát hiện sớm, xử lý đúng lúc chính là cách tối ưu để bảo vệ xe và đảm bảo an toàn khi vận hành.
Có 2 trường hợp bạn nên tham khảo: nguyên nhân khiến xe đề khó nổ và nguyên nhân ô tô bị chết máy
Khi nào nên kiểm tra tổng quát xe?
Xe ô tô bị rung giật có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Để tránh sửa sai chỗ, mất thời gian và chi phí, chủ xe nên kiểm tra tổng quát trong các trường hợp dưới đây:
1. Khi xe có hiện tượng rung giật rõ rệt và kéo dài:
Đây là dấu hiệu cho thấy nhiều khả năng hệ thống đánh lửa, nhiên liệu, hoặc chân máy đang gặp vấn đề. Nếu để lâu không kiểm tra tổng quát ô tô, tình trạng rung giật có thể nặng thêm và gây hỏng lan sang các bộ phận khác.
2. Khi đã thử sửa một vài bộ phận nhưng xe vẫn bị rung:
Nhiều chủ xe sau khi thay bugi, làm sạch kim phun hoặc reset ECU vẫn thấy xe rung nhẹ hoặc giật cục – điều này cho thấy có thể còn nguyên nhân khác nằm sâu bên trong hệ thống mà cần kiểm tra toàn diện để xác định chính xác.
3. Trước các chuyến đi dài hoặc sau khi xe đi qua đường ngập, đường xấu nhiều ổ gà:
Đây là những tình huống dễ làm hỏng hệ thống treo, mâm lốp hoặc các cảm biến dưới gầm có thể khiến ô tô bị rung giật. Kiểm tra tổng quát trước/sau những lần sử dụng xe ở điều kiện khắc nghiệt là cách chủ động bảo vệ xe và đảm bảo an toàn.
4. Khi xe đã quá hạn bảo dưỡng định kỳ:
Nhiều trường hợp rung giật ô tô xuất phát từ các bộ phận bị hao mòn mà chưa được thay thế đúng chu kỳ. Việc đi kiểm tra tổng thể giúp phát hiện sớm các hư hỏng ẩn, tránh tình trạng xe rung giật bất thường trong lúc vận hành.
Gara sửa chữa ô tô bị rung lắc uy tín tại TPHCM
Để có thể tìm ra chính xác nguyên nhân dẫn đến tình trạng xe ô tô bị rung giật và đưa ra phương án xử lý phù hợp không phải điều dễ dàng. Do đó bạn cần phải đặc biệt lưu tâm trong việc lựa chọn gara để gửi gắm, nếu như không muốn gặp phải tình trạng sửa sai lỗi, sửa không hết bệnh làm kéo dài thời gian và gia tăng chi phí sửa chữa.
Nếu bạn vẫn chưa biết nên sửa chữa ở đâu tốt tại TPHCM, bạn có thể ghé thăm AGM Workshop để trải nghiệm các gói dịch vụ sửa chữa ô tô chất lượng mà chúng tôi cung cấp.
Tự hào là một trong số ít những gara chuyên sửa chữa ô tô đời mới – ô tô hạng sang uy tín tại TPHCM, AGM Workshop không ngừng cố gắng học tập để tiếp thu và nâng cao các kỹ năng sửa chữa ô tô đời mới.
Mặt khác, AGM Workshop cũng thấu hiểu được tầm quan trọng của các công cụ hỗ trợ sửa chữa hiện đại. Do đó ngay từ khi thành lập, chúng tôi đã đặc biệt chú trọng vào việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hỗ trợ sửa chữa hiện đại để áp dụng vào quá trình sửa chữa xe ô tô bị rung lắc khi vận hành.
Với những gì mà AGM Workshop sở hữu, chúng tôi cam kết sẽ sửa chữa triệt để lỗi xe ô tô bị rung giật với thời gian và chi phí tốt nhất thị trường.
Vậy khi bạn cảm thấy sự rung giật bất thường trên chiếc xe ô tô của mình, bạn có thể liên hệ với AGM Workshop qua Hotline để được tư vấn và sắp xếp lịch hẹn. Hoặc bạn cũng có thể ghé thăm trực tiếp gara của chúng tôi, để các KTV tiến hành kiểm tra tổng quát tình trạng xe miễn phí giúp bạn.
Bài viết cùng chuyên mục
Kim xăng điện tử bị lỗi: Dấu hiệu nhận biết ô tô đang bị, cách khắc phục và chi phí
Củ đề ô tô: cấu tạo, nguyên lý, các lỗi hưng hỏng và chi phí sửa chữa
Hư hỏng bơm trợ lực lái: Nguyên nhân, cách kiểm tra, quy trình xử lý, chi phí ước tính
Lốc điều hòa ô tô: Cấu tạo, Nguyên nhân hỏng, chi phí sửa
Các cấp bảo dưỡng ô tô 1,2,3,4 là gì? chi phí mới nhất 2025
Gara Ô Tô Tại Thủ Đức Uy Tín – AGM Workshop Chuyên Xe Con