Hệ thống phanh ABS trên ô tô: Nguyên nhân lỗi và biện pháp

Hệ thống phanh ABS đang trở thành trang bị an toàn tiêu chuẩn không thể thiếu trên các dòng xe ô tô đời mới ngay này. Nó hỗ trợ người lái dễ dàng xử lý các tình huống bất ngờ có thể xảy ra trên đường một cách tối ưu nhất.

Vậy bạn đã hiểu hết về hệ thống phanh chống bó cứng ABS hay chưa? Chúng được cấu tạo như thế nào? Nguyên lý hoạt động ra sao? Các lỗi thường gặp và cách khắc phục chúng là gì? Hãy cùng AGM Workshop tìm hiểu chi tiết về chúng qua bài viết sau đây!

I. Hệ thống phanh ABS trên ô tô là gì?

Hệ thống phanh ABS trên ô tô là gì?

ABS – Anti Lock Brake System là hệ thống phanh điều khiển bằng điện tử, có tính năng hạn chế tối đa tình trạng hãm cứng phanh trong những tình huống phanh gấp để giảm tốc độ xe. Điều này sẽ hạn chế đi sự trượt bánh, đồng thời giúp người lái dễ dàng kiểm soát được các tình huống khẩn cấp hơn.

Trên những mẫu xe hơi đời cũ không được trang bị hệ thống phanh chống bó cứng này, tình trạng trượt bánh rất hay thường xảy ra khi xe di chuyển ở tốc độ cao, do độ bám đường của lốp với mặt được kém, lực truyền cho bánh xe không giúp ô tô tiến lên trước, thậm chí còn dễ bị mất kiểm soát.

Chính bởi những lý do này, các nhà sản xuất đã dày công để nghiên cứu và chế tạo ra mắt hệ thống này. Dần dần chúng đã trở thành trang bị tiêu chuẩn của hầu hết các sản xuất hãng xe hơi, qua đó góp phần giảm thiểu đáng kể các vụ tai nạn giao thông trên thế giới.

II. Cấu tạo của ABS trên xe ô tô

Phanh ABS được cấu tạo bởi 4 bộ phận chính sau đây:

Cấu tạo của ABS trên xe ô tô

1. Cảm biến tốc độ:

Được sử dụng để giảm tốc hoặc gia tốc của bánh xe. Cảm biến tốc độ này là loại cảm biến hiệu ứng Hall, bánh xe có răng và cuộn dây điện tử để tạo tín hiệu.

Điện áp cảm biến được tạo nên thông qua sự dao động của từ trường xung quanh bánh xe. Bởi vậy nên, nếu như các bánh quay chậm thì có thể cảm biến này sẽ hoạt động thiếu đi sự chính xác.

2. Các van phân phối dầu phanh:

Có 3 van ở 3 vị trí khác nhau nằm trên hệ thống phanh ABS, một van được điều chỉnh trực tiếp bởi hệ thống. Nếu như có một van không hoạt động thì sẽ ngăn hệ thống điều chỉnh các van và kiểm soát áp suất dầu cung cấp tới phanh.

  • Van mở: Áp suất từ xylanh sẽ được truyền tới phanh.
  • Van giải phóng: Giải phóng một số áp lực từ phanh.
  • Van chặn dòng: Cách ly phanh khỏi xylanh chủ để ngăn chặn áp lực gia tăng nếu như người lái đạp phanh mạnh hơn.

3. Máy bơm:

Sau khi van giải phóng áp suất cho phanh thủy lực, máy bơm sẽ phục hồi lại áp suất này. Bộ điều khiển sẽ điều chỉnh trạng thái của bơm để cung cấp một lượng áp suất như mong muốn, đồng thời giảm giảm độ trượt.

4. Bộ điều khiển:

Là ECU đảm nhận nhiệm vụ tiếp nhận các thông tin từ cảm biến gửi về. Khi nhận thấy có một bánh xe nào đó bị mất lực kéo, tín hiệu sẽ được gửi tới bộ điều khiển trung tâm. Từ đó bộ điều khiển sẽ tự động giới hạn lực phanh và kích hoạt hệ thống phanh ABS.

III. Nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh chống bó cứng

Nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh chống bó cứng

Hệ thống chống bó cứng phanh ABS hoạt động dựa trên các thông tin được gửi về bộ điều khiển và xử lý trung tâm ECU từ cảm biến trên các bánh xe.

Khi ECU nhận thấy có một hoặc nhiều bánh xe có tốc độ chậm hơn thông số tiêu chuẩn, thì van thủy lực, bơm và hệ thống phanh sẽ tự động làm giảm áp suất tác động lên đĩa phanh để bánh xe không bị bó cứng.

Hệ thống sẽ liên tục nhấp – nhả thanh kẹp trên phanh đĩa với tần suất 15 lần/giây, thay vì tương tác một lực mạnh trong một khoảng thời gian nhằm hạn chế tình trạng bánh xe bị chết dẫn tới trượt bánh.

Sau đó, hệ thống máy tính điều khiển sẽ dựa trên những thông số được gửi về từ cảm biến vận tốc và những thao tác của người lái để có thể tính toán được áp lực phanh tối ưu nhất đến các bánh xe. Qua đó đảm bảo thân xe luôn ổn định và kiểm soát được quỹ đạo di chuyển của xe.

Ngược lại, nếu như có một bánh xe nào đó di chuyển nhanh hơn các bánh còn lại, thì hệ thống ABS cũng sẽ tác động một lực nhằm hãm bánh xe đó lại.

IV. Nguyên nhân khiến đèn báo phanh ABS báo sáng

Thông thường, đèn báo hệ thống phanh ABS cũng tương tự như những loại đèn cảnh báo khác, chúng sẽ sáng lên trong khoảng một vài giây sau khi bạn khởi động động cơ. Khi đã nổ máy, toàn bộ các các đèn thông báo sẽ tắt đi.

Nếu như vẫn còn đèn cảnh báo nào sáng, thì có nghĩa rằng hệ thống đó đang gặp vấn đề, và đèn cảnh báo ABS cũng vậy. Dưới đây, chúng tôi sẽ nêu lên 5 nguyên nhân khiến đèn ABS báo sáng thường gặp nhất trên xe ô tô để bạn đọc có thể tham khảo!

Nguyên nhân khiến đèn báo phanh ABS báo sáng

1. Lỗi cầu chì trên hệ thống ABS

Tương tự như các hệ thống điện khác trên xe ô tô, chúng đều sở hữu một cầu chì để bảo vệ, và hệ thống phanh chống bó cứng ABS cũng vậy. Nếu như có dòng điện vượt quá định mức quy định chạy qua, thì cầu chì sẽ hư hỏng.

Khi nhận thấy cầu chì đã bị cháy và thay mới, nếu chúng vẫn tiếp tục cháy sau khi thay mới thì có thể hệ thống đã bị ngắn mạch tại bộ điều khiển hoặc motor bơm. Bạn có thể kiểm tra cầu chì của ABS được lắp đặt cố định ngay sát bộ chia điện dưới gầm mui xe hoặc bảng taplo, để tìm hiểu xem nguyên nhân là do đâu.

2. Lỗi các cảm biến tốc độ bánh xe

Trên các bánh xe đều sẽ được trang bị một cảm biến tốc độ bánh xe, cảm biến này sẽ ghi nhận vận tốc của bánh xe, đồng thời sẽ gửi tín hiệu tới bộ điều khiển hệ thống phanh ABS. Nếu như một trong số các cảm biến gặp lỗi hoặc không hoạt động, thì đèn báo lỗi ABS sẽ báo sáng.

Nguyên nhân có thể là do cảm biến quá bẩn, giắc cắm bị lỏng, gỉ sét… Má phanh quá mòn cũng sẽ khiến tín hiệu tốc độ bánh xe gửi về bộ điều khiển ABS bị sai lệch.

3. Lỗi do roto cảm biến phanh ABS

Cảm biến tốc độ đảm nhận nhiệm vụ tiếp nhận và truyền tải tín hiệu tốc độ của bánh xe dưới dạng xung đến bộ điều khiển. Dạng xung này được hình thành do hoạt động quay của roto trên cảm biến được đặt cố định ngay tại bánh xe.

Khi roto bị mất hoặc hỏng thì tín hiệu phản hồi giữa các bánh xe sẽ là khác nhau, hệ thống sẽ xác định đây là lỗi và báo sáng đèn báo lỗi ABS.

4. Hộp ECU bị hỏng khiến đèn ABS sáng

Khi hộp ECU điều khiển bị hỏng, đèn báo lỗi ABS cũng sẽ nổi sáng trên bảng điều khiển. Trong trường hợp này, có thể hệ thống ABS vẫn sẽ hoạt động bình thường, nhưng hệ thống vẫn gửi tín hiệu thông báo lỗi đèn ABS để người dùng tìm kiếm nguyên nhân và khắc phục.

5. Bộ chấp hành thủy lực của hệ thống phanh ABS gặp vấn đề

Những sự cố thường gặp trên bộ chấp hành thủy lực gồm có:

  • Sự cố trên các van điện tử điều khiển áp suất dầu phanh đến từng bánh xe.
  • Sự cố tới từ motor điện bơm dầu hồi về thùng chứa.

Những sự cố trên đều khiến đèn báo ABS sáng.

V. Những điều cần lưu ý khi sửa chữa lỗi ABS trên ô tô

Những điều cần lưu ý khi sửa chữa lỗi ABS trên ô tô

Bởi vì hệ thống phanh chống bó cứng ABS nằm tại 4 vị trí và kết cấu tương đối phức tạp, vậy nên khi sửa chữa hệ thống, các bạn cần có sự hỗ trợ tới từ các thiết bị hỗ trợ sửa chữa chuyên dụng để xác định chính nguyên nhân tới từ đâu.

Bởi nếu như cảm biến bị bẩn cũng có thể khiến đèn báo phanh ABS sáng, việc mà chúng ta cần làm đó là vệ sinh lại hệ thống là đã có thể hoạt động hình thường. Tuy nhiên, có những nguyên nhân bạn cần phải có các thiết bị chẩn đoán mới tìm ra được.

Vậy nên, tốt hơn hết khi hệ thống phanh ABS lỗi, bạn nên mang xe tới những gara sửa chữa sở hữu đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị hỗ trợ sửa chữa hiện đại.

VI. Những lỗi thường gặp trên hệ thống ABS của từng dòng xe

Thông thường hệ thống ABS trên hầu hết các dòng xe đều lỗi ở cảm biến các bánh xe, bản thân các cảm biến điện này thường bị đứt, hỏng (chuột cắn, va chạm…). Cũng có đôi khi chỉ là các đầu cảm biến bị bụi bẩn bám quá nhiều, hoặc là do má phanh quá mòn.

  • Hyundai i10, Kia Morning, Kia Sorento thường bị hỏng cảm biến ABS.
  • Lỗi hệ thống phanh trên Mercedes C250.
  • Xe Mazda bị báo lỗi ABS và trơn trượt.
  • Một số dòng xe bị chuột cắn dây làm mất tín hiệu tốc độ từ cảm biến ABS của các bánh xe…

VII. Biện pháp xử lý khi đèn báo phanh ABS sáng

Biện pháp xử lý khi đèn báo phanh ABS sáng

Có khá nhiều chủ xe hay bài viết nói về các tự khắc phục đèn báo lỗi hệ thống phanh ABS bằng cách reset lại đèn báo lỗi. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp tạm thời để xóa đèn báo lỗi, chứ thực tế lỗi trên hệ thống vẫn chưa được xử lý. Điều này có thể rất nguy hiểm.

Đối với một số lỗi cơ bản như vệ sinh cảm biến, kiểm tra má phanh hay các đường dây điều khiển… bạn có thể tự tiến hành thực hiện tại nhà. Các công việc này cũng đòi hỏi một số kinh nghiệm nhất định.

Còn đối với những lỗi khó xử lý liên quan đến hệ thống điện – điều khiển, tốt hơn hết bạn nên mang xe tới các gara chuyên sửa hệ thống phanh ABS để được kiểm tra cẩn thận và đưa ra biện pháp khắc phục hợp lý, để đảm bảo tính an toàn khi sử dụng xe.

Hoặc nếu xe bạn đang gặp phải vấn đề mà chưa biết cách xử lý, có thể liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và sửa chữa ABS chuyên nghiệp nhất.

> Xem thêm: Má phanh xe ô tô

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

icon back to top